Trẻ mấy tháng mọc răng là bình thường?
Trẻ mấy tháng mọc răng là thắc mắc thường gặp của chị em phụ nữ trong vấn đề chăm sóc con cái nhất là đối với những người lần đầu làm mẹ, chưa có kinh nghiệm nuôi con. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ mọc răng giúp các chị em bổ sung kiến thức cho hành trình làm mẹ của mình.
Quá trình mọc răng của trẻ
Mọc răng được coi là cột mốc quan trong đánh dấu sự chuyển giao của bé từ giai đoạn bú mẹ sang giai đoạn ăn dặm. Lúc này cơ thể bé đòi hỏi cần nhiều dưỡng chất hơn, cha mẹ nhớ lưu ý để có những đáp ứng kịp thời về chế độ dinh dưỡng của bé.
Thông thường chiếc răng đầu tiên sẽ mọc lúc bé 6 tháng tuổi và đến lúc 3 tuổi hàm răng của bé sẽ hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa. Tuy nhiên, việc mọc răng ở mỗi bé rất khác nhau, tùy thuộc vào sự phát triển của con, vì vậy các mẹ không cần quá lo lắng khi con mọc chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa. Có một số bé mọc chiếc răng đầu tiên khi mới 4 tháng tuổi, một số bé 9, 10 tháng mới bắt đầu mọc răng. Nguyên nhân bé mọc răng muộn có thể là do thiếu các vi chất, để biết chính xác nguyên do thì các mẹ có thể cho con đến bệnh viện thăm khám và được bác sĩ tư vấn.
Giai đoạn từ 7 – 8 tuổi trẻ bắt đầu thay răng. Những chiếc răng sữa bắt đầu rụng dần, thay thế vào đó là răng vĩnh viễn. Quá trình này thường kết thúc lúc trẻ 12 tuổi, số lượng răng sẽ là 28 răng trưởng thành.
Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng
Trẻ mọc răng có rất nhiều biểu hiện giúp mẹ dễ dàng nhận ra. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến ở trẻ mọc răng:
- Chảy nhiều dãi: Quá trình mọc răng kích thích nước dãi trong khoang miệng bé chảy ra nhiều hơn.
- Cằm và quanh miệng nổi mẩn: Nước dãi chảy nhiều tiếp xúc với các vùng da này khiến trẻ bị mẩn đỏ.
- Bé bị ho: Chảy nước dãi dẫn đến tình trạng bé bị ho. Nếu bé bị họ mà không kèm theo các triệu chứng cảm cúm hay dị ứng thì rất có thể những chiếc răng nhỏ xinh của con sắp nhú ra đó.
- Bị sốt: Thời điểm mọc răng hệ miễn dịch của bé thay đổi dẫn đến tình trạng sốt. Nếu bé bị sốt cao và không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Bé dễ cáu gắt: Mọc răng khiến lợi bé bị sưng, đau. Những cơn đau lợi là nguyên nhân dẫn của việc bé khó tính hơn bình thường, ngủ không ngon và lười bú.
- Tiêu chảy: khi mọc răng bé dễ bị tiêu chảy vì lợi nứt ra tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Đối với bé dưới 6 tháng, ti mẹ hoàn toàn, sữa mẹ sẽ giúp thải khuẩn. Đối với bé trên 6 tháng, cha mẹ nên cho bé uống enzyme
- Thích cắn: Một dấu hiệu giúp các mẹ dễ dàng nhận ra con đang mọc răng đó là bé gặm, cắn mọi đồ vật trong tầm với. Những chị em từng làm mẹ chắc chắn đã nhiều lần trải qua cảm giác bị bé nghiến đầu ti đến đau điếng. Quá trình răng xuyên qua nướu khiến con cảm thấy bứt rứt, ngứa ngáy và có xu hướng cắn mọi thứ có thể cho vừa miệng.
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ mọc răng
Mọc răng và những phản ứng của cơ thể con trong giai đoạn này là hết sức bình thường thế nhưng bé vẫn cần được theo dõi và chăm sóc đúng cách giúp giảm những cơn đau đồng thời phòng tránh các bệnh về răng miệng. Một vài kinh nghiệm nhỏ chăm sóc bé mọc răng dành cho các mẹ tham khảo:
- Lợi sưng đỏ làm bé đau, sốt nhẹ, lười ăn, quấy khóc. Lúc này mẹ nên vỗ về bé; thay đổi chế độ ăn, cho bé ăn đồ ăn mềm, loãng.
- Nếu bé sốt cao mẹ nên da tiếp da để điều hòa thân nhiệt và cho bé bú liên tục.
- Cho bé uống bù nước, uống enzyme nếu có dấu hiệu tiêu chảy nhẹ.
- Giữ gì vệ sinh răng miệng cho bé. Sau bữa ăn cho bé uống nước để tráng miệng, dùng khăn gạc mềm để đánh răng cho bé. Thường xuyên vệ sinh vùng cằm, cổ để bé không bị nổi mẩn đỏ.
- Bé thích mút ngón tay hay cắn các vật rắn, giải pháp cho mẹ là để bé chơi các đồ vật mềm, có hình tròn tránh làm tổn thương lợi của con. Ngoài ra, mẹ có có thể cho con cắn đồ gặm nướu chuyên dụng.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường trong chế độ ăn của bé.
Trẻ nhỏ trải qua nhiều giai đoạn phát triển trong những năm đầu đời. Mọc răng là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi của cơ thể em bé. Quá trình mọc răng bắt đầu ngay trước khi mẹ phát hiện những chiếc răng xinh xinh nhú ra. Bằng việc quan sát các dấu hiệu, bạn có thể biết khi nào em bé đang mọc răng để giúp con giảm sự khó chịu khi những chiếc răng đang nứt ra khỏi lợi.