Top 6 cách để trẻ nghe lời dễ như trở bàn tay
Bạn đang lo lắng, đau đầu tìm kiếm cách để dạy con nghe lời, chịu hợp tác với những yêu cầu hàng ngày. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ top 6 cách để trẻ nghe lời bạn hãy tham khảo và vận dụng ngay!
Bố mẹ cần đưa ra các quy định rõ ràng và nhất quán
Để ngăn chặn hành vi sai trái của con thì việc đầu tiên chính là đặt ra các quy định rõ ràng và nhất quán để con làm theo. Các quy định trong gia đình được bố mẹ làm gương thực hiện lâu dần sẽ giúp con hiểu được điều gì nên và điều gì cần phải tránh.
Ví dụ nếu từ đầu bố mẹ quy định không được xem ti vi trong lúc ăn cơm nhưng có những ngày lại cho con xem vô tình hành động này sẽ khiến cho con nhầm lẫn thiếu sự nhất quán dẫn đến không nghe lời.
Bố mẹ dạy cho con biết hành động, ứng xử đúng mực
Cách để trẻ nghe lời hợp tác với bố mẹ trước hết bố mẹ phải là người dạy cho con biết ứng xử và hành động đúng mức.
Khi trẻ thất vọng, trẻ sẽ có những hành động không hay như đánh vào người bố mẹ. Lúc này bố mẹ không đánh phạt con mà cần khôn khéo bình tĩnh giải quyết tình huống theo cách khác. Bố mẹ có thể nói: “Con đánh mẹ khi đang tức giận rất là xấu và làm mẹ đau”.
Trước khi bạn yêu cầu con làm việc gì, bạn hãy trực tiếp tham gia cùng con. Cần sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà con hiểu được. Bạn hãy nghe cách các con trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của các con.
Thay vì phạt con, bạn hãy quan tâm, yêu thương và trở thành những tấm gương để chúng noi theo. Khi đó, trẻ sẽ chấp nhận những quy tắc chúng ta đưa ra một cách dễ dàng hơn.
>> Xem thêm: Học cách nuôi dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lờiBố mẹ chỉ nói một lần
Bạn có quyền đưa ra quyết định nhưng chỉ nói một lần duy nhất, đừng thay đổi vì bất cứ lý do nào. Đây chính là nguyên tắc để trẻ nghe lời mà bất kỳ bố mẹ nào cũng nên thực hiện. Ví dụ, nếu không cho phép, bạn không nên thay đổi khi trẻ khóc hay năn nỉ. Trẻ sẽ nhanh chóng hiểu nguyên tắc làm việc của bạn, không còn mè nheo.
Bên cạnh đó, cách để trẻ nghe lời thì bạn chỉ nên yêu cầu con làm một việc một lúc. Nói quá nhiều về một chuyện, một vấn đề là sai lầm phổ biến của bố mẹ khi đối thoại với con. Do vậy, bố mẹ càng hạn chế tranh cãi, trẻ càng dễ hiểu về nguyên tắc bố mẹ hoạt động.
Bố mẹ không so sánh con với bạn bè
Bố mẹ thường so sánh trẻ với người khác, họ chỉ đơn giản nghĩ rằng việc này để bé cố gắng hơn. Tuy nhiên, những bằng chứng khoa học về tâm lý cho thấy, so sánh làm trẻ nuôi dưỡng sự tự ti. Để trẻ nghe lời, nghe lời với tâm lý thoải mái thì bố mẹ cần biết cách khéo léo, tuyệt đối không so sánh con với bạn bè.
Một cách làm tốt hơn là tạo thử thách để trẻ vượt lên. Đôi lúc, tạo một thử thách và kích thích trẻ đón nhận tích cực sẽ phát triển tốt hơn mong đợi.
Bố mẹ hãy để con nhận hậu quả từ hành động của mình
Nhiều bố mẹ thường nhảy vào làm hộ con, nhưng nếu con ném thức ăn trên sàn nhà, hãy nói rõ việc của con bây giờ là dọn dẹp sàn nhà sạch sẽ. Bố mẹ tuyệt đối không làm hộ, bình tĩnh giải thích nhưng kiên quết không làm giúp.
Thực tế, trẻ có nhiều khả năng hơn bố mẹ thấy, đừng sợ để con có thêm trách nhiệm với việc mình làm. Đây là cách để con hiểu được thế giới thực ngoài kia như thế nào. Tuy nhiên, việc không hỗ trợ con chỉ áp dụng với một số tình huống nhất định. Nếu con gặp nguy hiểm thì bố mẹ phải ngay lập tức giúp đỡ tránh để lại hậu quả đáng tiếc.
Cách để trẻ nghe lời chính là yêu thương con
Với trẻ mới biết đi, chúng khó kiểm soát và thể hiện cảm xúc. Để giải phóng cảm xúc, trẻ sẽ có các hành động và biểu hiện giận dữ. Trong một số tình huống bố mẹ cần phải biết cách làm dịu cảm xúc cho con. Để làm được điều đó trước hết phải bình tĩnh và lắng nghe con.
Có những tình huống như trẻ bướng bỉnh, cứng đầu có thái độ không chịu hợp tác bố mẹ không nên tranh luận đánh mắng con mà tốt nhất nên chịu khó lắng nghe, tâm sự nhẹ nhàng với con. Qúa trình giao tiếp khéo léo, tìm ra nguyên nhân để từ đó bố mẹ sẽ có cách làm dịu sự bướng bỉnh, thái độ không hợp tác của con. Một cái ôm chặt vào lòng sẽ cho con thấy sự quan tâm chính là giải pháp yêu thương, dễ dàng và nhanh chóng giải quyết vấn đề.
Trẻ luôn học hỏi từ chính cuộc sống hàng ngày và cách để trẻ nghe lời hiệu quả nhất là làm mẫu và đối xử với chúng theo cách mà bạn muốn chúng đối xử với người khác, bằng tình thương và sự thấu hiểu chứ không phải la mắng hay sử dụng các biện pháp kỷ luật. Hy vọng những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp bố mẹ biết cách để trẻ nghe lời và giúp ích cho bố mẹ trong hành trình chăm sóc, nuôi dưỡng con.
(ST)