Thực hư việc “xi tè” gây hại cho bàng quang của bé?

Xi tè là thói quen của nhiều mẹ nhằm tập cho con thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Tuy nhiên, khoảng thời gian gần đây việc này đã gây ra nhiều tranh cãi. Liệu việc xi từ có thực sự ảnh hưởng xấu đến bàng quang của trẻ như các mẹ bỉm sữa chia sẻ?

Lợi ích của việc “xi tè”

Trước tiên chưa bàn đến ảnh hưởng xấu của việc “xi tè” nhưng những lợi ích mà việc này mang lại là không thể phủ nhận. 

  • Tiết kiệm chi phí mua bỉm: Lợi ích đầu tiên mẹ có thể thấy đó là việc tiết kiệm chi phí mua bỉm. Hàng tháng chúng ta phải chi một khoản không nhỏ cho tiền bỉm của con nhưng nếu được “xi tè” được thực hiện thành công thì các mẹ sẽ chỉ phải đóng bỉm cho con khi đi ngủ và ban ngày có thể cho con mặc quần. Hơn nữa đóng bỉm thường xuyên khiến con rất dễ bị hăm da nhất là vào mùa hè.
  • Tiết kiệm thời gian: Chắc hẳn mẹ nào có con nhỏ cũng hiểu được cảm giác giặt đồ cho con hàng ngày tốn khá nhiều thời gian, có khi vừa thay xong con đã tè luôn. Khi con được “xi tè” đúng giờ, các mẹ sẽ tiết kiệm được khoảng thời gian giặt đồ.
  • Xây dựng cho bé thói quen tự lập ngay từ nhỏ: Việc con đi tè đúng giờ ngay từ nhỏ sẽ giúp bé tự lập khi lớn lên. Bạn sẽ không phải lo lắng mỗi khi đang đi chơi con lại buồn ị.
"xi tè" cho trẻ

Lợi ích của việc “xi tè” cho trẻ

Việc “xi tè” có thể áp dụng như thế nào?

Việc “xi tè” có thể áp dụng bắt đầu từ lúc em bé hơn 3 tháng tuổi và được nhiều quốc gia áp dụng như: Mỹ, Canada, Hà Lan, Trung Quốc… Về bản chất, đây là phương pháp tập đi tiểu ứng dụng sự liên kết âm thanh và việc đi tè. Phương pháp “xi tè” có quy trình như sau, một ngày 3-4 lần nếu cần cho bé tè theo các khoảng thời gian thì ba mẹ bế bé đến chỗ tiểu, lúc ấy ba mẹ tạo ra âm thanh “Xì… Xì…Xì” cho đến khi em bé tiểu hoặc người đứng kế bên mắc tiểu quá chạy đi tiểu là thành công. Kết quả là em bé tiểu đúng giờ, đúng ý đồ của ba mẹ. Sau này em bé lớn hơn có thể bi bô được “pi pi”, “tè tè”… thì không cần phương pháp này nữa.

>> Xem thêm: Điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp đơn giản

Những ý kiến trái chiều xoay quanh việc “xi tè” và lời giải thích của chuyên gia

Có í kiến cho rằng, ép bé tiểu thế này là sai quy luật tự nhiên, khi em bé muốn tè tự khắc nó tè, “xi tè” là gây áp lực vào bàng quang – Thực tế, đối với trẻ việc phối hợp co giãn bàng quang rất nhẹ nhàng, không như người lớn, hoàn toàn không đủ áp lực ảnh hưởng lên chức năng của bàng quang. Hơn nữa, cấu trúc vách bàng quang ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là ổn định, dầy đều, không phải là bong bóng để dẫn đến dễ bị rò. Do đó, việc “xi tè” tuyệt đối không hề ảnh hưởng xấu đến bàng quang.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) (trả lời phỏng vấn cho báo Gia đình & Xã hội) cho rằng, việc xi tè cho con chỉ là tạo thói quen phản xạ có điều kiện khi đi tiểu trong những thời điểm thích hợp, điều này hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như thận, bàng quang của bé.

Theo BS Nguyễn Văn Học, bệnh viện Nhi Trung ương, để việc xi tè diễn ra thuận lợi, cha mẹ cần nắm bắt được lịch sinh học của con. Ví dụ, sau khi trẻ bú, sau khi ngủ dậy, sau khi ăn, trước khi đi ngủ… mẹ có thể xi tè cho bé để tạo thành thói quen. Tùy theo nhu cầu mẹ cho bé ăn và uống nước, khoảng 3 – 5 tiếng xi một lần.

"xi tè" cho trẻ 1

Việc “xi tè” không ảnh hưởng xấu đến bàng quang của bé

Như vậy, việc xi tè cho trẻ để tạo thói quen đi tiểu theo những thời điểm trong ngày là tốt nhưng lưu ý: phải đợi sau khi cho trẻ bú, uống một khoảng thời gian nhất định, để bé có đủ nước tiểu trong bàng quang để đi tè. Trẻ em từ 1 đến 2 tuổi thì cả ngày tè tầm 5 lần, đêm ngủ đi thêm 1-2 lần là bình thường. Chia ra thì 3-5 tiếng đi xi tè là vừa. Qua bài viết này, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về việc “xi tè” cho trẻ không gây ảnh hưởng xấu đến bàng quang như lời đồn thổi.

Related posts