Phải làm gì khi trẻ khóc giữa đêm
Phải làm gì khi trẻ 2-3 tuổi giữa đêm dậy khóc dữ dội, cha mẹ vỗ về, bế ôm thì vùng vằng đẩy ra, dỗ dành thế nào cũng không nín?
Trẻ khóc giữa đêm là một hiện tượng sinh lý có thể xảy ra trong tiến trình phát triển của trẻ em, thường gặp ở giai đoạn 2-3 tuổi. Đang say giấc nồng bỗng con lăn lộn, dãy dạp, mắt nhắm, khóc nức nở. Mẹ bế thì dãy đạp ưỡn cong người trườn ra, đặt xuống thì hai tay túm mẹ đòi bế, nhưng bế lại dỗi trườn ra. Mắt vẫn nhắm hoặc mở. Cơn khóc kéo dài có khi tới 30-40 phút mệt quá ngủ thiếp đi. Những trẻ này ban ngày thường cũng có những cơn hờn dai khi không đồng ý một thứ gì.
Việc trẻ khóc to, lâu, dỗ dành không nín khiến những người làm cha mẹ hết sức lo lắng, căng thẳng. Nhất là khi không biết vì sao và phải làm sao
Vậy tại sao trẻ lại khóc như vậy?
Đây là hiện tượng một nửa bán cầu đại não thức và một nửa còn lại vẫn ngủ say. Cho nên mọi động tác giỗ ngọt, dọa nạt không có tác dụng. Trẻ vẫn đang ngủ mơ, đang mơ nghĩ có những cơn hờn dỗi ban ngày khi không đồng ý một vấn đề gì đó.
Hiện tượng mất liên động giữa 2 bán cầu đại não chỉ diễn ra trong thời gian ngắn,(1-2 tuần). Khi trẻ lớn lên thêm một chút nữa, hiện tượng này sẽ hết. Tuy nhiên, nếu không biết xử lý cơn khóc đêm của trẻ có thể dẫn đến căng thẳng cho cả gia đình, tổn thương tâm lý, thần kinh của trẻ, ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Những hành động doạ nát, đánh trẻ trong cơn khóc gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm tính trẻ, tạo tiềm thức xấu cho trẻ về lâu dài.
Trong một số trường hợp khi con người cảm thấy nguy hiểm, mất an toàn, lo sợ, căng thẳng quá mức, ngủ nơi lạ,… bộ não con người sẽ phân công một nửa bán cầu não ngủ sâu, một nửa bán cầu não còn lại thức để “canh gác” dẫn đến tình trạng ngủ mà như thức. Trong giấc ngủ, trẻ nhớ về việc sợ hãi, hờn khóc ban ngày hoặc trong quá khứ? Nhưng phần não còn lại tưởng như vẫn đang diễn ra sự việc. Não trẻ vừa thức vừa ngủ nên không đáp ứng lại các hành vi dỗ dành hay doạ nạt của người lớn.
>> Xem thêm: 4 lợi ích nổi bật của những bản nhạc hát ru cho bé
Vậy phải xử lý như thế nào?
Cách xử lý khi trẻ bị như vậy là khi trẻ khóc giữa đêm, không nên dỗ dành, đánh hay dọa nạt mà để bé nằm trên giường tự do dãy đạp, khóc …chỉ giám hộ không để xảy ra tai nạn. Có thể dùng khăn mặt tẩm nước mát đắp rửa mặt lau khắp người trẻ nhằm kích thích thức tỉnh nửa bán cầu đại não còn lại. Rồi đưa cho trẻ một số đồ dùng ưa thích để kéo sự tập trung của trẻ trở lại hiện tại. Khi trẻ tỉnh rồi (cả 2 bán cầu đại não đã thức) thì nhẹ nhàng dỗ dành, vỗ về trẻ trở lại giấc ngủ.
Có thể hạn chế hiện tượng này bằng cách ban ngày không để trẻ nô đùa nghịch phá quá nhiều, buổi tối không cho bé chơi đùa múa hát ngủ muộn.
Người lớn trong nhà và tại trường tránh đánh mắng, doạ nạt trẻ. Tránh bắt buộc, ra lệnh trẻ làm theo yêu cầu quá mức mà nên dạy trẻ một cách mềm dẻo, dỗ trẻ tự nguyện vâng lời . Tránh gây ra những căng thẳng, xung đột mạnh như cãi lộn, đánh mắng nhau trước mặt trẻ.
Tránh cho trẻ ăn nhiều kẹo, bánh có nhiều đường, carbonhydrates trong bánh, kẹo ngọt, các chất chứa tinh bột chuyển hóa thành đường vì dễ làm tăng nồng độ đường trong máu trong khi ngủ, gây kích thích não, dẫn đến việc bị thức giấc lúc 2–3h sáng. Nếu chót trong ngày ăn nhiều đồ ngọt, bố mẹ có thể cho con ăn 1 quả trứng trong bữa tối, để giúp bổ sung thêm protein cân bằng với lượng đường trong máu.
Bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây vào thực đơn hàng ngày để giảm căng thẳng, lo âu. Hầu hết rau củ quả đều tốt cho sức khoẻ tâm sinh lý của trẻ. Một số loại đặc biệt tốt để cải thiện tâm trạng lo lắng như: Chuối, Táo, Bưởi, Rau diếp,Trái cây họ cam quýt, Các loại quả mọng như dâu, việt quất, mâm xôi, dâu tằm, cherry, Dưa chuột, Trái kiwi, Cải bó xôi và các loại rau họ cải màu xanh đậm, Cà rốt.
Trong ngày và trước khi đi ngủ, có thể cho trẻ ăn, uống những rau củ quả, thảo dược, si rô có tính an thần, tốt cho giấc ngủ như hoa thiên lý, hoa nghệ tây, hạt sen, củ sen, rau nhút, lá vông…
Có thể bạn hay nghe nói “Khủng hoảng tuổi lên 3”. Nhưng thật ra, cha mẹ của trẻ còn khủng hoảng hơn cả con trẻ trong giai đoạn này nếu thiếu khả năng làm chủ cảm xúc, thiếu kỹ năng, kiến thức tâm sinh lý trẻ, kỹ năng và kiến thức chăm dạy trẻ. Việc trẻ khóc giữa đêm sẽ không còn nan giải khi bạn biết cách xử lý kịp thời.
Sưu tầm