Nói dối trẻ và những hệ lụy

Nói dối trẻ và những hệ lụyNói dối trẻ dường như là câu chuyện thường ngày ở Việt Nam và không mấy người để ý đến.

– Ở sân bay: 1 em bé chưa biết nói, bé chỉ chỉ ý muốn đòi đi ra cái bảng led thì bà dọa: “ra đó người ta bắt đấy”.

– Ở công viên: Em bé chạy ra gò đất cao, bà bảo: ngã bây giờ, người ta bắt đấy, bắt cóc đấy, chú công an kìa, bác bảo vệ kìa.

– Khi cha mẹ đi làm: Con đi với cô nhé, mẹ đi bắt con lợn, con ngáo ộp

– Khi trẻ ăn: Ông trăng ơi, ông trăng ơi, bác đầu trọc kìa, cháu ăn rồi bác nhá. Thế thôi không ăn, uống nước này: nó há mồm lại đút miếng cháo

– Khi trẻ ngủ: Trong dân gian cũng có từ “lừa con ngủ” . Đến nhà hỏi chị đâu rồi anh? – Đang lừa cháu ngủ.

Nói dối trẻ rất đa dạng, nhiều hình thức, nhiều kiểu, biết bao thế hệ trẻ em Việt Nam đã từng bị tổn thương vì tưởng rằng mình là con nuôi, được nhặt ngoài thùng rác, hay là con của ông ăn mày?

Đúng là “con trẻ nghiêm túc, cha mẹ ông bà nhố nhăng”

nói dối trẻ và những hệ lụy

Trẻ ám ảnh vì những kiểu dọa tai hại của người lớn

Tại sao chúng ta không nói thật với con trẻ?

Chúng ta nói dối con trẻ để đạt được mục đích của mình – mà mục đích của mình lại không phải là dạy, chúng ta lợi dụng là nó bé nó không biết gì, nó không biết gì nó mới tin chúng ta, thế nhưng đến lúc nó biết thì sao?

Các bạn sẽ phát hiện ra rằng chúng ta đang sống trong 1 xã hội đầy dối trá, vì trẻ con là mầm, ở lứa tuổi mầm non:  mầm tư duy non, mầm suy nghĩ non, mầm mống của dối trá chúng ta gieo vào đầu con trẻ, mà gieo gì thì gặt lấy.

>> Xem thêm: 4 tác hại của việc cho trẻ dùng thiết bị điện tử sớm

Những hệ lụy của việc nói dối trẻ

Nếu chúng ta cứ tiếp tục dạy con cháu bằng sự dối trá, thì sẽ tạo ra những em bé thiếu chín chắn vì chúng ta không giúp trẻ có được năng lực tư duy và lớn lên nó sẽ không biết tham gia ý kiến, không biết phản biện.

Bạn biết không? Một em bé người Anh 5 tuổi đã đứng lên kiến nghị với thủ tướng là có quá nhiều chiến tranh rồi, thủ tướng nên đi ra ngoài xem có nhiều người nghèo lắm! Hôm qua con đi ra ngoài, và thấy có hàng trăm người vô gia cư, họ không có gì để ăn, thủ tướng có rất nhiều tiền cô đi ra ngoài đó đi, cô nên mua đồ ăn và xây nhà cho họ. Con sẽ tích góp tiền nhưng con mới 5 tuổi thôi, con góp thì không đủ được.

Thế nhưng, chúng ta đi học là sinh viên rồi, khi chúng ta nói về những việc nhạy cảm như là những quyết định của chính phủ thì chúng ta vẫn không dám lên tiếng.

Tại sao lại có sự khác nhau như vậy? vì từ nhỏ em bé đó được dạy về sự hợp lý, biết suy nghĩ chín chắn và tư duy hợp lý, tư duy phản biện. Còn chúng ta nghĩ nó bé nó không biết gì nên ta nói dối, ta hù ta dọa nó, và đến lúc trẻ biết là bị lừa rồi thì đành phải chấp nhận sự dối trá đó, và trẻ sẽ không có năng lực tư duy, những việc xảy ra xung quanh người lớn sẽ quyết định hết, trẻ không có quyền phản biện, không có quyền tham gia ý kiến, và dần dần vô lý cũng chả sao, thế là buông xuôi.

nói dối trẻ và những hệ lụy 2

Những hệ lụy của việc nói dối trẻ

Bạn có muốn tiếp tục tạo ra thế hệ sau như vậy hay không? Bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về nói dối trẻ và những hệ lụy của nó để chúng ta tránh mắc phải. 

Related posts