Tiết lộ những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói mà không phải cha mẹ nào cũng biết
Có một nỗi lo ngày càng lớn trong các bậc cha mẹ hiện đại, đó là số lượng trẻ chậm nói đang ngày càng tăng. Trong khi một số cha mẹ tỏ ra lo lắng thái quá rằng bé bị tự kỷ thì cũng có không ít các cha mẹ lại tự an ủi rằng “trẻ con phát triển nhanh chậm khác nhau mà!”, “nó đi sớm nên đương nhiên phải nói muộn” hay “Con chị A… mãi 3, 4 tuổi mới nói, vẫn thông minh và lanh lợi chứ có sao đâu”.
Thực tế, đúng là mỗi trẻ đều có một mức độ phát triển khác nhau phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, cách giáo dục của cha mẹ…Tuy nhiên hầu hết các bé trước 24 tháng đều nên nói được 25 từ cơ bản. Nếu không, có thể coi là chậm nói.
Cha mẹ cần nhận biết dấu hiệu trẻ chậm nói thông thường hay do tự kỷ
Chậm nói đôi khi cũng là biểu hiện của chứng tự kỷ. Không phải em bé nào chậm nói cũng tự kỷ nhưng tất cả các em bé tự kỷ đều chậm nói hoặc không nói.
- Nếu bé vẫn hiểu được lời nói: chỉ đúng những gì bố mẹ hỏi như “tai đâu, mắt đâu…” và thực hiện đúng những mệnh lệnh đơn giản như: lấy mũ, dép cho mẹ, đưa đồ cho mẹ, nói hoan hô con biết vỗ tay, nói “bye bye” con biết vẫy tay… thì đó chỉ là chậm nói đơn thuần. Nếu được giúp đỡ tốt thì các bé này có thể phát triển lời nói rất nhanh để không bị chậm trễ về mặt ngôn ngữ khi đến tuổi đi học.
- Ngược lại, những bé bị chậm cả diễn đạt lẫn cảm thụ ngôn ngữ thường có căn nguyên nghe kém hoặc chậm khôn. Việc giúp đỡ sẽ khó khăn hơn nhiều. Bé nhất thiết phải được can thiệp bởi những người có chuyên môn.
Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Dưới đây là 3 nguyên nhân đa số các cha mẹ không biết và dễ gặp phải ở những giai đoạn đầu của trẻ. Cùng đọc và suy nghĩ lại xem con nhà mình có gặp phải những nguyên nhân sau không nhé.
- Do tổn thương hệ thống thụ cảm cảm giác: Nếu trong thời kỳ mang thai người mẹ bị tổn thương, đau khổ cũng dẫn đến làm tổn thương hệ thống thụ cảm cảm giác của trẻ. Khi vùng ngôn ngữ broca mới hình thành, trẻ bị rung lắc khi sốt hoặc bị nhiễm lạnh, bị ngã đập, bị viêm tai chảy mủ, tất cả đều ảnh hưởng đến hệ thống thụ cảm cảm giác của trẻ.
- Do không được khai mở các thụ thể cảm giác: Ở giai đoạn phát triển âm thanh trẻ bị bỏ bê, không nhận đủ các âm thanh tín hiệu người. Có những em bé nói được rất sớm nhưng không ai phản hồi lại cả vì chúng ta coi thường trẻ con, chúng ta nghĩ trẻ phát ra mấy âm ú a ú ớ, nên là chúng không đáp lại, sau đó nhiều em bé dừng nói luôn.
Có những em bé 13, 14 tháng tập nói nhưng bố mẹ bận đi làm, không ai nói chuyện cùng, cũng khiến trẻ ngừng nói. Đó là bạn đã bỏ lỡ cơ hội không cho thông tin vào não con, và không tương tác ngôn ngữ với con, bỏ bê con nên các chức năng ở thời kỳ cửa sổ không được sử dụng nó dần teo đi.
- Nhảy cóc: loại trừ âm thanh, không nhận đủ âm thanh để có thể nói ra, cho trẻ tiếp xúc hình ảnh quá sớm.
Giải pháp cho phụ huynh có con chậm nói
Trí thông minh ngôn ngữ có cửa sổ phát triển mạnh nhất 4 năm đầu đời, và phần tiềm thức, phần nạp vào để nay mai trẻ nói thì nằm ở trong 2 năm đầu, tức là phần khai mở, phần mặc định là sẽ nói cái gì, nói như thế nào và nói những gì thì nó nằm trong 2 năm đầu tiên của em bé, 2 năm đầu rót vào vô thức, và phải rót đủ thì từ 2 năm trẻ mới speak out (nói ra), nếu muốn con nói được ra thì phải được đưa vào đủ thông tin. Tất cả những em bé bị điếc bẩm sinh thì sẽ câm bẩm sinh vì không đưa được vào, thế nên quy trình nhận thức của con người là từ nghe, biết nghe thì mới biết nói, biết nói thì mới biết đọc, biết đọc thì mới biết viết.
Chậm phát triển ngôn ngữ có nghĩa là chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển cấu trúc vỏ não, chậm hoặc mất năng lực tư duy.
Đừng bỏ lỡ giai đoạn cửa sổ của con, đối với trẻ chậm nói sau 4 tuổi hầu như không tác động được nữa. Việc tác động giúp cho những đứa trẻ này Dr Cương phải làm trên chính cha mẹ, chứ không phải trên con trẻ, nên việc các cha mẹ cần làm là hãy mở lòng, trang bị những kiến thức về giai đoạn Cửa sổ vàng của con, vì chúng ta không thể cho con những gì mà chúng ta không có.