Những lưu ý bố mẹ cần biết khi dạy bé tập nói
Dạy bé tập nói ngay khi chào đời là việc làm cần thiết của các cha mẹ. Tuy nhiên, dạy bé nói như thế nào đúng cách và hiệu quả nhất là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số lưu ý bố mẹ cần biết khi dạy bé tập nói, Bố mẹ hãy tham khảo và áp dụng nhé!
- Dạy bé tập nói bố mẹ cần nói chuyện với con thường xuyên
Theo các nghiên cứu, từ giai đoạn thai kỳ, bé đã có thể nghe được tiếng tim mẹ đập, cùng với thính giác phát triển bé đã có thể nhận ra giọng nói của mẹ.
Bố mẹ nói chuyện thường xuyên với con không chỉ là phương pháp đơn giản mà còn mang lại hiệu quả cực cao. Trước khi tắm, thay tã, cho bé bú hay thực hiện bất kỳ việc gì, mẹ cũng nên bắt đầu bằng việc nói chuyện với con. Cách nói chuyện này vừa có tác dụng thông báo cho bé biết mẹ chuẩn bị những việc đó đồng thời có khả năng rèn luyện thính giác, giúp cho bé nói hiệu quả.
- Bố mẹ nên gọi tên bé
Gọi tên là cách tạo cho bé sự chú ý cao, bởi dần dần tên của bé sẽ trở thành âm thanh quen thuộc được ghi nhớ lâu nhất. Giai đoạn này, bé bắt đầu bập bẹ, bé phát ra những âm thanh như chacha, bàbà… Lúc này bé rất muốn hóng chuyện, bé cố gắng hết sức để phát ra tiếng để giao tiếp với mọi người.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên sử dụng ánh mắt để giao tiếp với con. Tối kỵ tình trạng khi đang nói chuyện với con nhưng lại nhìn sang nơi khác hay đang thực hiện một việc khác không có liên quan gì.
Theo các nghiên cứu, bằng cách gọi tên, giao tiếp bằng ánh mắt bé sẽ vô dùng dễ dàng đoán ra ý câu nói của mẹ, từ đó tập nói dễ dàng hơn.
- Có sự phản hồi rõ ràng
Thông thường, khi dạy bé tập nói, đa số các mẹ chỉ tập trung vào từng câu nói mà quên mất sự phản hồi của mẹ.
Thực tế sự phản hồi của mẹ khi nghe bé nói cũng rất quan trọng. Do vậy, mẹ đừng chỉ vỗ tay hay mỉm cười với trẻ. Tùy từng trường hợp, nhưng tốt nhất mẹ nên phản hồi trẻ bằng một câu nói thực tế, chẳng hạn như “Ồ, con nói đúng rồi đấy” hay “Mẹ biết rồi, mẹ thấy rồi….”.
- Khi dạy bé tập nói bố mẹ đừng quá quan trọng chất lượng
Thay vì kỳ vọng trẻ có thể phát âm đúng ngay lần đầu tiên, mẹ nên tập trung vào những gì bé đang cố nói ra.
Để có thể nói nhanh, trẻ phải cảm thấy tự tin khi nói chuyện với bố mẹ. Do vậy, để bé tập nói đúng quy trình, tâm lý thì bố mẹ đừng ồ ạt quan tâm đến chất lượng mà phải chú trọng dạy bé phát âm chuẩn và rõ ràng trước.
- Lời nói đi đôi với hành động
Dạy bé tập nói, bố mẹ cần lưu ý, lời nói phải đi đôi với hành động. Ví dụ, bên cạnh thực hiện hành động cởi giày cho trẻ, mẹ nên đi kèm thêm câu nói “Để mẹ cởi giày cho con nhé!” hoặc “Chúng ta cùng cởi giày nào!”. Sự kết hợp này sẽ giúp bé nhớ nhanh hơn, cũng như biết được ngôn từ phù hợp với ngữ điệu, hoàn cảnh.
- Dạy bé tập nói phải tạo cho bé cơ hội
Bé sẽ khó có thể nhanh biết nói, nếu không có cơ hội để thể hiện bản thân. Vì vậy, trước mỗi câu nói, câu hỏi, mẹ nên dừng lại 10-15 giây để bé có thể tiếp chuyện hoặc nói lên những gì mình nghĩ.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên giới thiệu với con thêm nhiều từ mới mỗi ngày, đưa bé đi chơi, hoặc tạo thêm những tình huống mới để trẻ có thể học thêm từ.
- Dùng từ ngữ đơn giản khi dạy bé tập nói
Thời điểm bé tập nói mẹ tránh sử dụng câu nói dài dòng, từ phức tạp, khó nhớ khi nói chuyện với con. Bởi những từ ngữ đơn giản sẽ giúp bé dễ nhớ từ đó nhanh tập trung vào thông tin quan trọng hơn.
- Học mà chơi
Còn gì có thể khuyến khích trẻ bày tỏ quan điểm, sự thích thú của mình tốt hơn những trò chơi? Thông qua chơi đùa, bé cũng dễ dàng học hỏi thêm nhiều từ mới, cũng như những ngữ cảnh hoàn toàn khác cuộc sống thường nhật.
Do vậy, khi dạy bé tập nói bố mẹ cần kết hợp với các hoạt động mà tạo sự hứng thú như đọc truyện cùng bé, nhờ bé giúp đỡ mẹ, cất đồ chơi, tự đi lấy nước, hát những bài hát đơn giản… Những trò chơi này cực kỳ hữu ích trong việc phát triển khả năng tư duy và ngôn ngữ của bé.