Cẩm nang hữu ích cho chị em phụ nữ khi mang thai
Mang thai và làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh thì chị em phụ nữ cần nắm bắt được những điều cần biết khi mang thai. Cùng tham khảo ở bài viết này nhé!
Những lưu ý khi mang thai
Giai đoạn mang thai vô cùng quan trọng với người phụ nữ, do đó muốn “mẹ tròn con vuông” trong thai kỳ, chị em phụ nữ cần tránh những việc sau:
- Tránh tiếp xúc hóa chất độc hại như thuốc nhuộm tóc, khói thuốc lá, chất tẩy rửa… tác động xấu đến quá trình phát triển của bé, dị tật ở thai nhi có khả năng tăng cao.
- Tránh tập luyện những động tác mạnh, chạy bộ quá sức hoặc mang, xách các đồ vật nặng.
- Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, không dùng thuốc gây kích ứng, gây hại đến thai nhi. Đồng thời, khi bị bệnh hoặc cảm do thời tiết, môi trường bên ngoài khiến cơ thể mệt mỏi, nên xông tinh dầu ngay lập tức và đi khám để điều trị kịp thời.
- Hạn chế leo cầu thang cao, ngồi xổm, chéo chân và không nên mang giày cao gót. Tránh tình trạng đứng hoặc ngồi đột ngột, cần vận động hoặc đi lại nhẹ nhàng trong trường hợp ngồi làm việc quá lâu.
- Các mẹ bầu nên tắm nước ấm, tránh dùng nước lạnh hoặc nóng khiến thai nhi bị sốc do nhiệt độ cơ thể mẹ tăng giảm đột ngột.
- Vào giai đoạn ốm nghén, chị em phụ nữ tránh dùng các thực phẩm tái, đóng hộp, dầu mỡ và thực phẩm gây co bóp cổ tử cung (đu đủ xanh, rau răm, rau ngót, ngải cứu). Ngoài ra, không dùng các chất kích thích như rượu bia, caffeine, nước uống có ga.
- Thêm vào đó, phụ nữ mang thai cần bổ sung chất sắt, canxi để đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng và sức khỏe cho mẹ, thai nhi.
Những điều cần biết khi mang thai
Khi mang thai, bên cạnh cảm giác vui sướng, hạnh phúc thì chị em phụ nữ gặp không ít bối rối thay đổi về mặt tâm lý và cơ thể. Vì vậy, muốn có một thai kỳ suôn sẻ, các mẹ cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau đây:
- Khám thai định kỳ
Trước khi mang thai, các cặp vợ chồng nên đi khám sức khỏe định kỳ để có cơ thể khỏe mạnh giúp thai nhi phát triển tốt. Bước vào giai đoạn mang thai, mẹ cần sắp xếp thời gian để đi thăm khám định kỳ. Có 3 cột mốc khám thai cần lưu ý, bao gồm tuần 11-13 đo độ mờ da gáy, từ tuần 21-24 chuẩn đoán khuyết tật bẩm sinh ở trẻ và bước sang tuần 30-32 để “chốt” trước khi sinh.
Nhờ các buổi khám thai định kỳ, mẹ có thể nắm bắt được tình hình phát triển của bé và sức khỏe bản thân hoặc giúp phát hiện các vấn đề bất thường của thai nhi để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Phòng chống và xử lý các biến chứng trong thai kỳ
Khi gặp hiện tượng nhau thai bám thấp (chỉ có 5%) và tránh trường hợp máu ra nhiều, mẹ cần đến bác sĩ siêu âm để đưa ra chuẩn đoán chính xác để đưa ra phương pháp sinh an toàn cho mẹ và bé.
Có khoảng 10% phụ nữ bị chứng tiền sản giật trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt, người cao huyết áp khả năng bị tiền sản giật cao. Vì thế, bác sĩ thường đề ra giải pháp sinh mổ cho các thai phụ.
Thiếu nước ối ở phụ nữ mang thai chiếm khoảng 4% và những người gặp phải tình huống này cần theo dõi sát sao để đảm bảo bé cưng phát triển bình thường.
- Trò chuyện với bé cưng
Theo các nhà khoa học, em bé cảm nhận được âm thanh và có khả năng liên lạc khi chưa chào đời. Trò chuyện với bé từ ngay trong bụng giúp trẻ phát triển thính giác, thị giác, tăng cường khả năng ngôn ngữ và vận động. Thậm chí, thông qua những cuộc hội thoại giữa cha mẹ và bé làm trẻ ngủ ngon hơn.’
- Ăn uống một cách khoa học theo từng giai đoạn
Theo từng giai đoạn mà thai nhi cần được bổ sung các dưỡng chất khác nhau. Mẹ cần tham khảo thêm các chế độ dinh dưỡng cho từng thời kỳ để có thể lên cho mình thực đơn ăn uống khoa học, phù hợp với sự phát triển của thai nhi.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho các mẹ kiến thức về những điều cần biết khi mang thai. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh!
Nguồn: Sưu tầm