Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ và cách phản ứng của cha mẹ
Tiêu chảy ở trẻ em là bệnh thường hay gặp và hiếm khi nặng, nhưng nếu không hiểu đúng và có cách xử lý kịp thời thì sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc thường gặp như mất nước và điện giải v.v..
Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các cha mẹ những hiểu biết cơ bản về tiêu chảy và cách xử lý.
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em
- Thứ nhất là do ngộ độc thức ăn:
– Ngộ độc thức ăn: Thường hay xảy ra ở trẻ lớn hơn và người lớn. Tuy nhiên, các em bé đã ăn dặm, ăn bốc ăn nhúp rồi ăn cháo cũng có thể bị hiện tượng này.
Ngộ độc thức ăn lại phân 2 loại : Trong thức ăn có độc tố có thể là độc tố của hóa chất có trong thực phẩm (thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất kích thích) hoặc độc tố của vi khuẩn, chẳng hạn như chúng ta sử dụng những thực phẩm không được tươi ( đã bị vi khuẩn xâm nhập), chúng ta đã nấu chín rồi, vi khuẩn đã chết hết, nhưng khi các vi khuẩn này chết nó giải phóng ra nội độc tố và chúng ta ăn phải cái độc tố đó thì chúng ta cũng bị tiêu chảy.
+Còn loại thứ 2 là trong thức ăn không có độc nhưng vẫn dẫn đến ngộ độc thức ăn. Trong thức ăn không có chất độc nhưng cá thể lại bị thiếu men tiêu hóa, ví dụ chúng ta ăn 3 nhóm thức ăn chính: bột, đạm, mỡ thì nó phải có 3 nhóm men tương đương, các bạn nhai bột như: nhai cơm nguội, nhai bánh mì lâu lâu thấy ngọt, đấy chính là enzyme nước bọt nó tiết ra chuyển thành đường mantoo, thế nên ăn tinh bột thì phải có men tiêu hóa để chuyển đường thành gluco, nếu chúng ta ăn lipit thì phải có men lipas, chúng ta ăn protis thì phải có men dịch vị và sự hỗ trợ của axit dạ dày nữa.
->Khi bị thiếu những enzyme tiêu hóa này thì quá trình chuyển hóa thức ăn không đi được từ A-Z, nó không đi được hết quy trình, nó bị dở dang tạo ra các hóa chất độc trung gian, và những chất độc này tích tụ ở trong ruột, nó lại gây hút nước từ thành ruột vào trong lòng ruột gây tăng áp suất ruột để tống ra ngoài. Tiêu chảy ở trẻ em do thiếu men là ợ nồng như mùi vôi, mùi trứng, chúng ta ăn nhiều trứng xong ợ nồng mùi vôi – đấy chính là thiếu men tiêu.
- Nguyên nhân tiêu chảy thứ 2 là do virut, mà virut đầu tiên thường gặp nhiều nhất và gây tử vong đến nửa triệu em bé trên thế giới mỗi năm là virut rotta, 1 vài loại khác như andenoo virut, coola virut. Virut rota là thảm họa nhiều nhất
- Nguyên nhân thứ 3 đó là do vi khuẩn. vi khuẩn đầu tiên hay gặp đó là ecoli, nó ở dạng trực khuẩn, cái này chiếm 25% những ca tiêu chảy ở Việt Nam, vi khuẩn shigella chiếm đến 4-12 %- mùa hè chúng ta sẽ hay gặp bọn này. Mùa đông mùa xuân chúng ta hay gặp virut rota, ecoli hay gặp vào mùa hè. Samonela cũng giao động 1- vài %
- Nguyên nhân số 4 là do ký sinh trùng
Ký sinh trùng Amip có 3 thể: Thể milip rất nhỏ sống cộng sinh trong lòng ruột không gây bệnh, thậm chí những ngày đấy vật chủ là người mang mầm nó vẫn bình thường không bị tiêu chảy, nhưng khi nó lây sang người khác thì có thể phát triển thành thể hittolithica và gây bệnh, hoặc ngay trên vật chủ khi môi trường thay đổi nó phình to ra, nó ăn hồng cầu cũng gây bệnh. Thế là chúng ta đi mua becberin, cloxit, mua mấy kháng sinh uống lung tung vào thế là nó thấy bất lợi cho nó thì nó lại chui vào trong thành ruột nó ăn ké.
Trên đây là một vài nhóm nguyên nhân để các cha mẹ có thái độc ứng xử và hành vi can thiệp cho đúng đắn chứ không phải cái nào cũng đè ra dùng thuốc.
Ngày xưa nhiều người tích trữ viên cloroxit, không có cloxit thì uống sunphamit đều là không đúng.
>> Xem thêm: Trẻ sốt mọc răng, bố mẹ nên làm gì?
Cách phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em như thế nào?
– Nếu tiêu chảy do chất độc không được uống thuốc cầm tiêu chảy, nếu nôn ra càng tốt, tiêu chảy phải để cho đi ra hết.
– Nếu tiêu chảy do virut thì nó có chu kỳ của nó, cho đến khi nào cơ thể bạn có kháng thể thì nó mới chết, virut là khó nhất vì dùng kháng sinh không khỏi; tiêu chảy do virut nước phân sẽ trắng đục như nước luộc trai hến, giặt đồ cho con sẽ thấy nhờn tay, cái đấy rất lâu cầm không có kháng sinh nào diệt được.
Nếu do vi khuẩn gây tiêu chảy ở trẻ em thì cũng không được dùng thuốc cầm ỉa chảy, vì bạn cầm ỉa chảy thì nó ung ở trong bụng, như lị trực khuẩn ấy là nó ung ở đấy xong nó đi ra nước lờ lờ máu cá chứ không đi ra máu đỏ tươi như lị lamit, phân nó thối khẳm lên, các bạn cầm ỉa chảy trong những trường hợp đó là chết, hoại tử ruột, ung ruột hoại tử, phát sốt lên và chết. Khi nó hoại tử dí vào thành bụng cũng đau, bụng trương lên.
+Quan điểm của Cửa sổ vàng là muốn làm đúng đừng làm sai nữa, dừng cái làm sai được là đã tốt rồi.
– Chỉ dùng thuốc cầm ỉa chảy khi bác sĩ xác định là đã đi hết độc rồi, và bù nước đủ rồi, phải bù đủ orezon hoặc bù đủ dịch truyền các bác sĩ mới dùng thuốc cầm.
Các mẹ có thể tự ra quầy dược mua orezon và pha đúng như hướng dẫn, chứ không có kiểu làm đại khái, vì nồng độ của nó đẳng trương bằng nồng độ trong máu thì mới được, nếu các bạn pha đặc thì nó lại phải hút nước trong thành ruột ra – thế là con bạn lại mất nước tiếp, pha ra để trong ngày không quá 6 tiếng.
Những bé dưới 2 tuổi có thể uống 500ml, tùy theo mất nước nhiều hay ít. Trên 2 tuổi có thể bù trên dưới 1 lít tùy theo cơ thể. Người lớn có thể 2 lít/ngày. Sau mỗi lần đi ngoài cho uống chút một.
-Cũng có thể sử dụng nước cháo cho những trẻ ăn dặm rồi, những ngày này cũng không cần cầu kỳ hầm nhiều thịt cá tôm cua gì hết, mà có thể dùng nước cháo, dùng dúm gạo dúm muối hầm cho nó bung hạt gạo ra rồi gạn lấy nước trong cho bé uống, nước cháo cũng không nên để quá 6 tiếng.
– Giữ nguyên chế độ ăn cũ, bú mẹ bình thường, mẹ chú ý chế độ ăn, nên ăn những thực phẩm lành tính, nghỉ ngơi tốt, tĩnh tâm lại để bầu sữa can thiệp tốt cho con và phải uống thêm nhiều nước, nước trái cây, nước cháo…