Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bé suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng không phải là bệnh hiếm gặp ở trẻ nhỏ và được chia ra các cấp độ khác nhau như nhẹ, vừa, nặng. Khi cơ thể bé rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu hụt dưỡng chất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển, vì vậy các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm để có những biện pháp để phòng chống bệnh suy dinh dưỡng cho con. Bệnh này có thể xuất hiện ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ và thường xảy ra ở trẻ từ 1 – 3 tuổi.

Biểu hiện bé suy dinh dưỡng

Khi bạn phát hiện con có dấu hiệu sụt cân (giảm từ 5 – 10% so với trọng lượng của cơ thể trong vòng 3 – 6 tháng) hoặc cân nặng không tăng như mức dự kiến thì rất có khả năng bé bị suy dinh dưỡng. Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần, da xanh xao. Hệ tiêu hóa của bé hoạt động không bình thường, xuất hiện tình trạng đi ngoài phân sống kéo dài và thường xuyên. Ngoài ra, bé còn có các phát sinh thay đổi trong hành vi như khó tính hơn, thường xuyên quấy khóc, cáu gắt, kém linh hoạt. Đặc biệt, dấu hiệu không thể bỏ qua đó là trẻ chậm phát triển vận động. Tuy nhiên những biểu hiện trên cũng chưa thể chắc chắn được tình trạng của trẻ vậy nên các mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp, hiệu quả.

Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bé suy dinh dưỡng

Trẻ sinh non, thiếu sữa mẹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé suy dinh dưỡng. Vì sinh non nên cơ thể thường yếu, hoạt động của hệ tiêu hóa kém khiến bé dễ suy dinh dưỡng hơn. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, trẻ em nên được bú mẹ tối thiểu 24 tháng tuổi.

Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu dưỡng chất khiến trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng. Cơ thể của trẻ cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất một cách khoa học để phát triển khỏe mạnh. Sữa mẹ là nguồn thực phẩm tốt nhất dành cho bé nên việc quá lạm dụng sữa ngoài sẽ kìm hãm sự phát triển của trẻ. Ngoài ra việc cho bé cai sữa sớm thay vào đó là các bữa ăn dặm với mong muốn con cứng cáp hơn là một phương pháp sai lầm, phản khoa học. Cần phải kết hợp giữa các bữa ăn dặm và việc cho con bú đầy đủ. Trẻ trên 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để bổ sung các bữa ăn dặm. Mẹ cần lên thực đơn ăn dặm đa dạng, phong phú với đầy đủ chất dinh dưỡng để con ăn ngon miệng hơn. Một chế độ ăn dặm nghèo nàn sẽ không đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể bé.

Trẻ mắc một số bệnh như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, … là nguyên nhân gây ra tình trạng bé suy dinh dưỡng. Những bệnh này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, biếng ăn, phải sử dụng thuốc kháng sinh càng làm rối loạn hệ tiêu hóa của bé đồng thời tiêu diệt những vi khuẩn có lợi cho cơ thể dẫn đến tình trạng không hấp thụ được hết dinh dưỡng của thức ăn.

Cách khắc phục tình trạng bé suy dinh dưỡng

Bệnh suy dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bé, khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết có thể gây ra nhiều bệnh lý. Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ:

  • Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ, các mẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách bổ sung các vi chất cần thiết cho con trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Bổ sung thêm canxi, chất béo, các loại vitamin, … một cách hợp lý. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho con uống các loại vitamin và khoáng chất.
  • Đối với trẻ biếng ăn các mẹ nên thay đổi thực đơn đa dạng, phong phú hơn để kích thích vị giác của con.
  • Thường xuyên theo dõi chỉ số cơ thể (BMI) của bé để xem tình trạng suy dinh dưỡng có được cải thiện không.
  • Khi bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng, bạn nên đưa bé đi khám định kỳ 1 lần/tháng để theo dõi tình trạng phát triển của con.
  • Những trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc bị suy dinh dưỡng mức độ nặng thì cần được đưa đến bệnh viện để có những biện pháp giải quyết kịp thời từ bác sĩ.
  • Bố mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con để có những bổ sung kịp thời giúp trẻ phát triển.
  • Ngoài chế độ ăn uống thì khuyến khích bố mẹ nên cho con tập thể dục mỗi ngày giúp bé có một cơ thể khỏe mạnh.

Suy dinh dưỡng ở trẻ là một căn bệnh khiến nhiều bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng qua các bữa ăn hàng ngày. Nếu mẹ phát hiện con có dấu hiệu suy dinh dưỡng thì cần đưa đi khám để có hướng giải quyết phù hợp từ bác sĩ.

Related posts