Giải đáp thắc mắc: Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?

Khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ rất quan trọng bởi đây là thời điểm bước vào giai đoạn hình thành của thai nhi cũng là lúc cơ thể mẹ bắt đầu làm quen với vai trò mới. Chính vì vậy, các mẹ bầu rất quan tâm đến thời điểm này nhằm hạn chế những rủi ro không đáng có. Bài viết này với mục đích giải đáp thắc mắc mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì để đảm bảo các chị em có một thai kỳ khỏe mạnh.

Biến đổi của cơ thể trong 3 tháng đầu mang thai

Mẹ sẽ có biểu hiện rõ nét nhất của việc mang bầu là vào tuần thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kỳ. Nếu có biểu hiện của việc mang thai bạn hãy đi khám bác sĩ để có kết luận chính xác và chuẩn bị tâm thế cho hành trình làm mẹ của mình. Trong 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, tránh làm các việc nặng bởi thai nhi vẫn còn rất yếu ớt cần được nâng niu.

BÍ QUYẾT NUÔI DẠY CON GIAI ĐOẠN

CỬA SỔ VÀNG

Khóa học online có thể giúp con bạn khỏe mạnh, thông minh vượt trội ngay từ giai đoạn cửa sổ (từ 0-6 tuổi).


Thời gian đầu khi mang thai, cơ thể mẹ chưa kịp thích ứng với nhiệm vụ này nên dễ gây ra mệt mỏi, buồn ngủ, thèm ăn ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Với một số người sẽ bị dị ứng mùi hương, có thể là mùi đồ ăn hoặc một mùi hương bất kỳ nào đó dẫn đến hiện tượng buồn nôn. Thường xuyên chóng mặt, buồn tiểu cũng là những vấn đề mẹ bầu phải đối mặt. Do cơ thể bị thay đổi đột ngột khiến tâm lý cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, lời khuyên dành cho mẹ bầu là luôn giữ một tâm trạng tích cực, thoải mái, hãy để cho cơ thể trong trạng thái được thư giãn.

Những dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu

Khi mang thai các cơ quan trong cơ thể mẹ luôn phải làm việc hết công suất để cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi thai nhi, vì vậy ở thời điểm 3 tháng đầu bà bầu cần được bổ sung đầy những dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Cụ thể trong thời gian này bà bầu cần bổ sung thêm khoảng 200 – 300 calo mỗi ngày.

Sau đây là một số dưỡng chất cần thiết cho 3 tháng đầu của thai kỳ:

  • Axit folic: Axit folic ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não và cột sống của em bé. Mẹ bầu được khuyến cáo nên bổ sung khoảng 400 mg axit trong thực đơn mỗi ngày của mình. Bạn cũng có thể bổ sung loại axit này ngay từ lúc bắt đầu kế hoạch mang thai.
  • Sắt: Sắt là dưỡng chất không thể bỏ qua ở giai đoạn này, thiếu sắt là nguyên nhân dẫn đến biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt của bà bầu. Chính vì thế, bạn nên chú ý bổ sung lượng sắt cần thiết bằng những thực phẩm giàu sắt để tăng cường hồng cầu cho cơ thể.
  • Canxi: Canxi đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Trong quá trình phát triển xương của bé, mẹ cần nạp vào cơ thể một lượng canxi cần thiết để tránh cơ thể bị thiếu hụt canxi dẫn đến bệnh loãng xương sau sinh. Ngoài ra, thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ xương và răng của bé, sau này bé rất dễ mắc phải các bệnh còi xương, chậm mọc răng, …
  • Protein: 70g protein trong 1 ngày là mức cần thiết để thai nhi phát triển khỏe mạnh, an toàn.

Kết hợp với chế độ ăn đủ dinh dưỡng thì bà bầu có thể tập các bài thể dục nhẹ để có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái.

Một số thực phẩm cần tránh trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ

Bổ sung dưỡng chất cho thai nhi trong 3 tháng đầu là cần thiết, tuy nhiên mẹ cũng cần lựa chọn kỹ để tránh sử dụng những thực phẩm gây hại cho thai nhi.

  • Thịt và hải sản tái: Tất cả những món ăn dành cho bà bầu đều phải được nấu chín. Không nên ăn các món tái hay sushi bởi chúng chứa nhiều vi khuẩn gây như toxoplasmosis hay salmonella, ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
  • Một số loài cá biển: Các loại biển như cá thu, cá kiếm, cá nàng đào, … không phải là thực phẩm phù hợp dành cho bà bầu. Chúng chứa một lượng thủy ngân, dễ gây nhiễm độc nếu ăn nhiều. Các mẹ có thể thay thế bằng cá hồi, cá chép, các loại cá nước ngọt để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
  • Trứng sống: Trứng rất tốt cho sự phát triển của thai nhi nhưng trứng sống hay trứng lòng đào thì tuyệt đối không. Những món ăn được chế biến từ trứng sống làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, là nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụng, đi ngoài.
  • Gan: Trong gan có chưa rất nhiều sắt nhưng lại là thực phẩm không an toàn trong thời gian thai kỳ, ngoài sắt thì gan còn chứa retinol và có khả năng dẫn đến sảy thai.
  • Thực phẩm gây co thắt: Đu đủ xanh, rau ngót, dứa, cam thảo, ngải cứu là những thực phẩm được khuyên không nên sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Caffeine: Các loại đồ uống có chứa caffeine sẽ đi qua nhau thai vào cơ thể của thai nhi. Sự trao đổi chất của thai nhi vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện vì vậy không thể chuyển hóa caffeine như người lớn. Thay vì uống những loại đồ uống có chứa nhiều caffeine thì mẹ có thể chọn các loại nước ép hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Đồ uống có cồn: Rượu hay đồ uống có cồn đều cần tránh trong suốt quá trình mang thai. Những loại đồ uống này sẽ đi qua nhau thai, truyền trực tiếp vào cơ thể thai nhi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ cũng như các cơ quan khác của cơ thể con. Nguy hiểm hơn là lạm dụng rượu bia có thể dẫn đến các biến chứng như thai chết lưu, sẩy thai, dị tật bẩm sinh …

Thời gian 3 tháng đầu là giai đoạn đặc biệt cần lưu tâm nhiều vấn đề để đảm bảo thai nhi không bị ảnh hưởng về sau. Các mẹ cũng nên thường xuyên đi khám thai định kỳ để kiểm soát được quá trình phát triển của con. Cuối cùng xin chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và hành trình vượt cạn thành công!

Related posts