Cách “chữa bệnh” trẻ biếng ăn tại nhà hiệu quả
Lười ăn là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến nhiều ông bố bà mẹ phải đau đầu. Để con ăn ngon, khỏe mạnh và chóng lớn, cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân, phương pháp trị chứng biếng ăn cùng bài viết nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Trẻ chán ăn do thực đơn chưa phong phú, không phù hợp với khẩu vị của bé, mẹ thường cho ăn theo ý mình hoặc bé ăn vặt, ăn không đúng bữa.
- Sự thay đổi môi trường như địa điểm, khung giờ ăn. Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ hay ép trẻ ăn khiến chúng sợ hãi khi đến bữa, gây ra hiện tượng trẻ từ chối thức ăn.
- Chán ăn do cơ thể của trẻ đang tiềm ẩn một căn bệnh nào đó, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.
- Hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện vào những năm đầu. Do đó, bố mẹ chăm sóc dinh dưỡng không hợp lý khiến trẻ hấp thụ kém, lượng thức ăn vào cơ thể khó tiêu hóa hết. Ngoài ra, thiếu kẽm và sắt, giảm chức năng miễn dịch đường tiêu hóa, tạo máu.
Hậu quả khi trẻ lười ăn
Nếu tình trạng biếng ăn, chán ăn của bé kéo dài sẽ làm trẻ gặp những ảnh hưởng xấu sau:
- Thiếu chất dinh dưỡng, thiếu năng lượng hoạt động dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân và phát triển chiều cao.
- Suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu, có nguy cơ viêm nhiễm các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy,… Trẻ dễ mệt mỏi, ăn không ngon miệng và càng lười ăn hơn.
- Khả năng học tập của trẻ bị ảnh hưởng do trẻ rối loạn cảm xúc và nhận thức.
Phương pháp trị chứng chán ăn ở trẻ hữu hiệu
Xây dựng chế độ ăn khoa học, thực đơn phong phú
Đa số các mẹ thường xay nhuyễn tất cả thức ăn. Ngày nào trẻ cũng chỉ thưởng thức một món duy nhất là cháo xay nhuyễn, gây cảm giác chán ăn.
Để trị chứng biếng ăn, bạn nên xây dựng một thực đơn khoa học, đa dạng và đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ như đường bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ chịu khó chế biến những món ăn mới, thay đổi thực đơn mỗi ngày và cố gắng khơi gợi sự thèm ăn nhờ vào màu sắc, hương vị thức ăn. Đặc biệt, tránh hệ tiêu hóa của con “quá tải”, mẹ nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ trong ngày.
Tạo cảm hứng cho bé
Khi tới bữa ăn, mẹ hãy cho trẻ được tự chọn chén, dĩa hay cốc đựng nước để tạo niềm phấn khởi với bé trước giờ ăn. Ngoài ra, gia đình và bé cùng dùng bữa với nhau, khuyến khích tính tự lập của bé, trao cơ hội tự chọn lựa món ăn mà con thích.
Trẻ có cảm giác thèm ăn nếu mẹ sắp xếp các bữa ăn chính, phụ thích hợp. Bạn không nên cho trẻ ăn bánh, kẹo trong vòng 3 – 4 giờ trước khi ăn. Nhiều gia đình thấy trẻ vòi vĩnh đồ ăn vặt, bố mẹ lại đáp ứng ngay, khiến bé bị đầy bụng và mất cảm giác đói.
Trong các buổi ăn, bạn không nên cho bé xem ti vi hay chơi đồ chơi, khuyến khích bé tập trung vào thức ăn vì thức ăn để lâu (vượt quá 30 phút) không còn ngon, chất dinh dưỡng bị hao hụt.
Đối với mỗi đứa trẻ, lời khen là liều thuốc hữu hiệu giúp bé hoàn thành tốt mọi bữa ăn. Do đó, khi bé thử một món ăn mới (ít hay nhiều), mẹ hãy khen con nhiệt tình và vui vẻ. Phương pháp này sẽ làm bé thích thú hơn khi thưởng thức món ăn mới đấy.
Để con tự chọn thức ăn
Mẹ nên quan tâm sở thích của bé từ những điều nhỏ nhặt nhất. Trước khi nấu ăn, mẹ hãy hỏi bé muốn ăn món gì nhé! Từ đó, mẹ dựa theo món ăn yêu thích của con, nghiên cứu và bổ sung nguyên liệu cần thiết để cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.
Bên cạnh đó, tránh gây nhàm chán, mẹ hãy pha chế món ăn một cách linh động. Thay vì ăn cơm với thịt, mẹ có thể kẹp thịt vào bánh mì cho bé dùng, đựng canh trong chiếc cốc xinh xắn như một loại thức uống,… Với những thay đổi đơn giản này, bạn có thể thu hút những “thực khách” khó tính của bạn đấy!
Nguồn: Sưu tầm