Những dấu hiệu phổ biến khi mang thai 1 tháng
Phần lớn chị em phụ nữ dựa vào việc trễ kinh nguyệt để nhận ra chuyện mang thai. Tuy nhiên, trễ kinh chưa hẳn là chính xác nhất. Hãy cùng bài viết điểm qua một số dấu hiệu mang thai 1 tháng!
Các dấu hiệu mang thai 1 tháng phổ biến nhất mà chị em cần biết
Tùy vào cơ địa của mỗi người mà có những biểu hiện khác nhau như ngực căng và đau, tiểu tiện thường xuyên, buồn nôn. Thậm chí, chảy máu âm đạo khi chưa đến kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là những dấu hiệu mang thai 1 tháng giúp bạn nhận ra được một sinh linh bé nhỏ đang tồn tại trong bụng mình đấy.
- Đi tiểu liên tục
Việc bạn ghé thăm toilet để tiểu tiện một cách thường xuyên và liên tục (ngoại trừ trường hợp về sức khỏe) là hồi chuông thông báo bạn đang có thai.
Trong quá trình mang thai, thận sản xuất nhiều chất lỏng do lượng máu trong cơ thể gia tăng. Sau khi thụ thai, lượng nước tiểu tăng lên khoảng 25% khiến bạn có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn bởi thai nhi đang phát triển và tử cung to ra chèn ép lên bàng quang.
- Căng và đau tức ngực
Dấu hiệu mang thai 1 tháng thể hiện rõ ở sự thay đổi bất thường của vùng ngực như căng tức ngực, tăng kích thước, đầu ti thâm, nóng cơ đầu núm vú.
Do nồng độ hormone thay đổi rất nhanh và rõ rệt khi trứng được thụ tinh, khiến vòng 1 phát triển, kích thước biến đổi dẫn đến những cơn tức ngực xảy ra thường xuyên. Ngoài ra, khi chạm vào ngực, bạn thấy ngực mềm đi, đầu ti đen và thâm hơn bình thường, gây ra cảm giác nặng nề và đau nhức.
Bạn cảm thấy khó chịu và không vui vẻ về điều này. Nhưng đừng quá lo lắng, sau vài tuần làm quen với sự thay đổi hormone, chị em phụ nữ sẽ khá hơn, ngực không còn khó chịu như lúc đầu.
>> Xem thêm: Bỏ túi 5 cách dễ thụ thai dành cho các cặp đôi đang mong con
- Cơ thể mệt mỏi
Khi bạn thụ thai ở tháng đầu tiên, cơ thể bạn gần như bị vắt kiệt do làm việc liên tục 24/7 để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Nhịp tim thay đổi, đập nhanh hơn giúp tăng cường oxy cho buồng trứng. Để đủ lượng máu nuôi dưỡng phôi thai lớn lên từng ngày, hệ tuần hoàn hoạt động dưới áp lực khủng khiếp.
Đồng thời, hormone progesterone tiết ra khối lượng nhiều khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, càng đốt thêm nhiều năng lượng, làm bạn thấy buồn ngủ. Với tình trạng các bộ phận, cơ quan trong cơ thể bạn đều hoạt động hết công suất nên bạn dễ mệt mỏi, không một chút sức lực.
- Âm đạo bị chảy máu
Nhiều người lầm tưởng kỳ kinh nguyệt đến sớm nên thường “bỏ lơ” biểu hiện chảy máu âm đạo. Hiện tượng này không phải chị em nào cũng gặp phải, chỉ khoảng 20% phụ nữ có biểu hiện đó. Chảy máu âm đạo khi phôi cấy ghép vào niêm mạc tử cung khiến nó bị bung làm xuất huyết ra bên ngoài với số lượng ít, không ồ ạt.
Khi bước vào giai đoạn trứng được thụ tinh khoảng 6 – 12 ngày, âm đạo sẽ chảy máu. Lượng máu xuất ra bên ngoài ít so với chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài từ 1 – 2 ngày. Đặc biệt, màu thường có màu nhạt hơn bình thường hoặc nâu đậm.
- Buồn nôn khi đói
Các chị em phụ nữ thường xuyên nôn ọe, đặc biệt khi bụng đói là dấu hiệu để nhận biết trong cơ thể mình đang mang một sinh linh bé nhỏ. Tình trạng nôn này là cơn ác mộng của phụ nữ , xuất hiện vào tuần 4 – 6 của thai kỳ. Nhiều bạn có cơ địa yếu nên phải chịu đựng việc ốm nghén suốt 9 tháng liền. Nó xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng không nghiêm trọng đến mức nôn hết lượng thức ăn có trong cơ thể ra bên ngoài.
- Thói quen ăn uống thay đổi
Theo khẩu vị bình thường, bạn là người khá thích ăn ngọt và ghét ăn món chua. Tuy nhiên, một ngày nọ, bạn cầm trái xoài non ăn ngon lành. Ngược lại, bạn hảo những món chua, nay lại dùng các món ngọt. Tất cả những biểu hiện đó đều cho thấy bạn đang mang thai. Nhiều trường hợp, khi có thai các mẹ thường lâm vào tình cảnh ngang trái là thèm ăn (chua hay ngọt) vô tội vạ trong suốt thời kỳ “mang nặng”.
- Tâm trạng, tính tình thay đổi thất thường
Lượng hormone trong nhau thai gia tăng nhanh chóng, khiến cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra, ngay tháng đầu tiên có thai, bạn còn bị quấy nhiễu bởi chứng nhức đầu, sưng phù, táo bón. Đó là lý do bạn trở nên cáu gắt, khó chịu và tinh thần luôn trong tình trạng ủ rũ.