CÔNG DÂN TOÀN CẦU

Theo bạn khi nào thì nên bắt đầu dạy con thành công dân toàn cầu? 

Ngoại ngữ chính là chìa khóa để hội nhập. Chúng ta thường đợi khi trẻ lớn mới đưa trẻ đến trung tâm để học ngoại ngữ… Nhưng Cửa Sổ Vàng đặc biệt quan tâm khai mở ngôn ngữ của trẻ ở thời kỳ trước 2 tuổi, và không chỉ tiếng Anh mà còn là cấu trúc não bộ để trẻ có thể tiếp nhận nhiều ngôn ngữ khác. Vì hầu hết những tố chất của con người được hình thành khoảng 3 năm đầu đời làm nên hạt mầm. Trước 2 tuổi hình thành hạt giống.  Vậy muốn có hạt giống tâm hồn thì mình phải có giai đoạn gieo, gieo vào tiềm thức trẻ. Sau 2 tuổi trẻ tự khẳng định mình thì hạt mầm cái tôi đó mọc lên. 

Thêm nữa, chúng ta cũng cần tạo ra cả những tri thức, những đức tính và những tố chất cho công dân toàn cầu. Điểm đặc biệt Cửa Sổ Vàng cho rằng nên bắt đầu bằng việc dạy cho các em bé thành những người nghiêm túc.  Đừng đợi đến lớn mới dạy con sống tử tế và nghiêm túc. Khi con nhỏ người lớn hù dọa, trêu đùa, nói dối… Như vậy chính là đang dạy thói xấu cho con về nhân cách. Đến lớn con không ngoan mới bắt đầu dạy thì có còn kịp nữa không?

 

Vậy thế nào là một công dân toàn cầu, cần những tố chất gì? Có cần nhân cách toàn cầu không?

Ở nhiều nơi, các bạn trẻ ngày nay được huấn luyện để đi Nhật, Hàn, Đài Loan…. Nhưng họ qua Nhật, Hàn để làm gì vậy? Mác thì qua để du học tu nghiệp. Nhưng thực sự thì ba mẹ vay ngân hàng thế chấp bìa đỏ, vay tiền cho con đi. Sang đó áp lực, những bạn con nhà nghèo nhanh chóng đi làm, thức khuya dậy sớm, để đi làm kiếm tiền gửi về cho gia đình mỗi tháng. Thử hỏi thân phận những người Việt Nam sang nước ngoài sẽ như thế nào? Một số ít sang đó do không được trang bị kiến thức, nhân cách, hiểu biết, cộng thêm lòng tham nên ăn cắp đồ ở siêu thị, bị bắt lại gây hình ảnh xấu về người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Công dân toàn cầu có phải như vậy không?

 

Sự khác biệt giữa bạn trẻ Việt nam và người nước ngoài về sự chuyên nghiệp để hội nhập

Đầu tiên là những tố chất thành công. Nhưng liệu những tố chất thành công về học vấn ở Việt Nam để ba mẹ khoe là: Cháu là thủ khoa, đỗ đại học, tốt nghiệp loại giỏi, làm nhà nước có phải là tố chất toàn cầu chưa? Muốn con thành công dân toàn cầu theo các bạn chúng ta cần những tố chất, những đức tính nào? 

Điểm khác biệt đầu tiên giữa người Việt Nam và người nước ngoài là tính nghiêm túc tức thái độ sống. Điều này thể hiện rõ trong việc đến đúng giờ, thậm chí đến sớm trong những lần hẹn phỏng vấn hay công việc. 

Một khác biệt khác là sự tự tin. Điều này thể hiện qua thái độ với trẻ em. Đối với người nước ngoài khi nhìn thấy trẻ con, họ nói chuyện như người lớn và họ cực kỳ tôn trọng trẻ con giống như một chuyện rất hiển nhiên. Các bạn Việt Nam khi nhìn thấy trẻ con thường không quan tâm lắm, hoặc coi như là nó không biết gì hết hoặc là rụt rè. Khi được giao công việc trông trẻ các bạn có thể hào hứng và sáng tạo, còn các bạn Việt Nam thường rất bối rối đặc biệt là với trẻ tự kỷ hay quá nghịch…

Về thái độ đối với công việc, nhiều bạn trẻ sinh viên mới ra trường cho rằng phải làm những công việc tương xứng trình độ. Chẳng hạn, nếu nói đi trông trẻ các bạn ấy sẽ sợ hãi hoặc không coi trọng. Vì bạn nghĩ trông trẻ là dành cho người già, bón cơm, cho đi vệ sinh… Họ đọc thấy quảng cáo họ nghĩ là tìm người trông trẻ và họ không đến. Gặp trẻ hiếu động họ sẽ rất luống cuống. Chúng ta sẽ  không gặp sự phân biệt như vậy với ứng viên nước ngoài. Bởi họ hiểu công việc này là tạo hứng thú, đưa ra các trò chơi và cùng học tập với các bạn nhỏ. 

Các bạn nước ngoài không làm vì tiền như người Việt Nam. Nên họ đến họ làm vì niềm yêu trẻ và đam mê, với họ được học là để cống hiến, khi cống hiến hết mình họ sẽ có thù lao xứng đáng. Khi thấy công việc không hạnh phúc, cảm thấy không phù hợp hay không đúng đắn họ sẵn sàng xin nghỉ việc. Còn các bạn trẻ Việt Nam đến vì mức lương, sau đó mới muốn cống hiến. Hay khi không phù hợp công việc, các bạn không dám dừng lại vì sợ thất bại, sợ thất nghiệp…

 

Những cha mẹ đang có khát vọng để con trở thành công dân toàn cầu cần trang bị cho con những tố chất gì?

Cha mẹ luôn luôn muốn cho con những điều tốt đẹp nhất. Nên bắt con học để có tương lai tốt đẹp không phải xấu. Nhưng học không phải để hoàn thành các bài tập đến cùng, có 10 phép toán phải làm đúng tất. Đấy không phải giáo dục. Học là quá trình, không phải là kết quả hay thang điểm. 

Ba mẹ cũng cần dạy con phải biết gấp quần áo sau khi quần áo khô, con phải biết tự chải răng, con phải biết tự đi ngủ… Nhưng để con biết làm thì lại hù dọa và dùng thái độ quát tháo để đạt được mục đích. Bạn muốn cho con thành người chín chắn, nghiêm túc, nhưng lại nói với con bằng giọng càm ràm không tử tế thì làm sao con trở thành người tử tế? Và con sẽ bị  tổn thương. Cách cha mẹ hành xử lại biến con thành người không mong đợi, trở thành người bất hạnh, ngay từ chính thìa cơm thìa cháo con ăn trong nghẹn ngào.

Cửa Sổ Vàng chuyên sâu và Bibo English chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa đầu tiên, giúp con bạn trở thành công dân toàn cầu. Bibo English không chỉ là ngoại ngữ, nó khác biệt ở chỗ: thông qua chương trình tiếng Anh, Cửa Sổ Vàng đưa cả những tri thức, tố chất, văn hóa… vào trong từng bài học. 

Related posts