CON HO CÓ QUÁ NGHIÊM TRỌNG?

Ba mẹ cần hiểu đúng khái niệm ho của trẻ

Ho là một phản xạ bảo vệ của cơ thể, xảy ra khi đường thở có vật lạ hay dịch tiết ứ đọng nhiều. Phản xạ ho giúp khai thông đường thở và cải thiện hiệu quả của hệ hô hấp khi có dị vật cản trở.

 Tuy nhiên, nếu trẻ ho rất nhiều ảnh hưởng đến vui chơi và giấc ngủ, hoặc kèm theo các dấu hiệu sốt, khò khè, thở nhanh, khó thở … thì ba mẹ nên lưu tâm, có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời….

BÍ QUYẾT NUÔI DẠY CON GIAI ĐOẠN

CỬA SỔ VÀNG

Khóa học online có thể giúp con bạn khỏe mạnh, thông minh vượt trội ngay từ giai đoạn cửa sổ (từ 0-6 tuổi).


 

Nguyên do nào khiến con ho mà ba mẹ cần lưu ý

Những bệnh lý khiến con ho mà cha mẹ cần chú ý

Các bệnh lý về hệ hô hấp như: Viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm tiểu phế quản, hen phế quản…là nguyên nhân hàng đầu gây ho ở trẻ nhỏ. Đây cũng là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở lứa tuổi này. Nguyên nhân của các đợt ho thường do virus, tiếp theo là vi khuẩn, các tác nhân vi khuẩn không điển hình, nấm…Trẻ càng nhỏ, hệ miễn dịch càng non nớt, khả năng bị bệnh càng cao và xu hướng diễn biến nặng hơn, kéo dài hơn so với các trẻ lớn.

Các bệnh lý hiếm gặp khác: Viêm màng nãoviêm nãonhiễm khuẩn huyết…Đây là các nguyên nhân rất ít gặp, tuy nhiên nếu gặp phải thì thường rất nặng và nguy hiểm. Bởi vậy nếu trẻ có ho, nôn trớ kèm theo sốt cao, co giật, li bì, khó đánh thức…các mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế sớm nhất có thể để được điều trị kịp thời.

Cách phòng và điều trị khi con ho

Phòng và điều trị đúng cách sẽ giúp trẻ hạn chế mắc bệnh

Khi con đang bị ho, ba mẹ cần chú ý giữ ấm cho con, mặc quần áo đủ ấm, không để điều hòa trong phòng quá lạnh, đặc biệt vào đêm và gần sáng. Mùa đông cần giữ ấm đường hô hấp cho con bằng khăn quàng cổ, ra ngoài trời cần mặc ấm, đeo khẩu trang.

Tăng cường sức khỏe bằng cách cho con ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng về thực phẩm giúp con có sức khỏe tốt và hệ miễn dịch khỏe mạnh để chống lại tác nhân gây bệnh. Trong giai đoạn bệnh nên khuyến khích trẻ uống nước, đặc biệt nước hoa quả, giúp cung cấp các vitamin thiết yếu và lượng nước cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên lưu ý với trẻ còn đang bú mẹ hoàn toàn thì không cần thiết bổ sung nước cho con, vì dễ làm rối loạn các chất điện giải. Nếu con ăn dặm thì có thể bổ sung lượng nhỏ và tăng dần khi con lớn hơn.

 

Có nhất thiết dùng kháng sinh khi con ho không?

Thực tế là viêm họng ở trẻ em có đến 70 – 80% là do virus gây ra. Số còn lại là do liên cầu (vi khuẩn). Điều này có nghĩa, cứ 10 trẻ viêm họng thì 7 – 8 trường hợp không phải dùng kháng sinh, vì kháng sinh không tiêu diệt được virus. Lúc này, cha mẹ nên cho con xông tinh dầu Cửa Sổ Vàng thường xuyên để diệt virut. 

Có tới gần 200 loại virut siêu vi gây ra ho sổ mũi, viêm phế quản, viêm phổi. Mỗi đợt bị nhiễm siêu vi đường hô hấp như vậy thường kéo dài triệu chứng ho sổ mũi khò khè tới 2 tuần. Thuốc điều trị duy nhất là chờ đủ thời gian. 

Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, cha mẹ có thể giúp trẻ làm giảm triệu chứng bằng các bài thuốc dân gian, hoặc siro ho. 

Dùng kháng sinh là vấn đề quan trọng mà bố mẹ cần phải lưu ý

Trên thế giới, phác đồ điều trị ho, viêm họng do virus cũng không dùng kháng sinh. Vì thế, đừng vội dùng kháng sinh cho trẻ ngay khi bắt đầu có triệu chứng, điều đó là không cần thiết. Khi trẻ có các biểu hiện viêm kết mạc, chảy mũi, ho, tiêu chảy, ban dạng vi rút, ba mẹ hãy bình tĩnh theo dõi con tại nhà (hoặc đi khám nếu thấy không yên tâm) vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý, muối biển, vệ sinh sạch răng miệng, cho trẻ súc bằng nước muối, ăn đồ loãng, uống nhiều nước ấm để hỗ trợ làm loãng dịch đờm dãi.

Còn khi có những biểu hiện cho thấy con có nguy cơ bội nhiễm, viêm họng do vi khuẩn (kháng sinh tiêu diệt được vi khuẩn)như sốt trên 38,5 độ C, sưng đau hạch cổ, đau đầu, nốt xuất huyết ở vòm, đau bụng… thì cũng đừng tuỳ tiện tự mua kháng sinh ở nhà thuốc mà hãy đưa con đi khám để được chỉ định thuốc phù hợp ba mẹ nhé!

Trẻ nhỏ mắc chứng ho, ốm vặt là chuyện hết sức bình thường do sức đề kháng các con còn yếu, vì thế, ba mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị phù hợp cho con nhé! Hy vọng bài viết này có thể phần nào hỗ trợ ba mẹ trong quá trình đang nuôi con nhỏ!

Related posts