Mách mẹ cho bé ăn dặm đúng cách

Trong bài viết này bạn sẽ biết mẹo cho bé ăn dặm ở giai đoạn 6 tháng tuổi và những chất dinh dưỡng cần thiết ở giai đoạn này. Còn thực đơn cho bé ở giai đoạn trên một tuổi có thể sẽ được chia sẻ ở một bài viết khác.

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi cơ thể bé có nhu cầu hấp thụ các chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ để chuẩn bị cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Thời điểm này được coi là khoảng thời gian thích hợp để mẹ cho bé ăn dặm. Mẹ cần bổ sung cho bé thực đơn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng bao gồm: nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm rau củ trái cây và nhóm chất béo. Khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm sẽ gặp nhiều khó khăn cần đến sự kiên nhẫn của mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm cần thiết trong việc ăn dặm cho bé.

 

Những điều kiện cần thiết khi cho bé ăn dặm

Giai đoạn 6 tháng – 1 tuổi

 

Bé được ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Khi 6 tháng tuổi xương bé đã cứng cáp hơn nên việc ngồi trên ghế là tương đối vững hoặc trên đùi mẹ để ăn dặm. Các mẹ cần lưu ý không được cho trẻ ăn ở tư thế nửa nằm nửa ngồi vì ở tư thế này trẻ khó oẹ đồ ăn ra khi cần nên dễ gây hóc. Đầu của trẻ được giữ vững, có thể tự do và vững vàng nghiêng ngửa cúi đầu. 

 

Trước khi cho con ăn dặm bố mẹ tìm hiểu kĩ về phương pháp ăn dặm để lựa chọn phương pháp phù hợp với con, tùy từng bé sẽ phù hợp từng phương pháp cụ thể.

 

Về đồ ăn và số bữa thì mẹ nên chuẩn bị đồ ăn đa dạng và phong phú trong các bữa ăn cho trẻ để bé không bị nhàm chán trong các bữa ăn. Việc chuẩn bị đồ ăn đa dạng và phong phú cũng góp phần làm tăng khẩu vị cho bé.

 

Khi mới bắt đầu ăn dặm, nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ không quá mệt hoặc quá đói.Điều đó sẽ giúp trẻ có hứng thú với việc khám phá đồ ăn hơn. Đồ ăn khi mới ăn dặm thường là các đồ ăn dạng thanh cắt răng cưa với kích thước tương đương ngón tay trỏ của người lớn để trẻ dễ cầm. Các loại rau dạng bông như lơ xanh lơ trắng thì lại nên để cả bông nhỏ, các loại thịt nên thái ngang thớ hay đồ ăn nên hấp/nấu/luộc/xào… chín mềm nhưng không quá mềm đến nỗi trẻ dễ bóp nát. Lưu ý không nên trộn chung đồ ăn mà nên để riêng từng thứ, như vậy giúp trẻ dễ phân biệt mùi vị của từng đồ ăn hơn. Nên ưu tiên đồ ăn theo mùa, mùa nào thức nấy.

 

Bé mới ăn dặm nên bắt đầu với 1 bữa 1 ngày rồi tuỳ vào mỗi trẻ mà tăng số bữa ăn từ từ. Với những trẻ không muốn ăn thì nên dọn cho trẻ nhiều bữa hơn. Đến khi trẻ 1 tuổi thì nên cho trẻ ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, tối) và 2-3 bữa phụ xen kẽ. Các nữa chính nên
có đủ 3 nhóm: tinh bột, đạm và rau củ hoa quả.

 

Trẻ ăn gì thì output của trẻ sẽ lợn cợn các mảnh đồ ăn chưa tiêu hoá hết. Điều này là hoàn toàn bình thường và sẽ dần hết khi trẻ 2-2,5 tuổi. Đồ ăn lợn cợn trong output dễ thấy hơn khi trẻ ăn các thức ăn dạng miếng, tự nhai tự cắn. Ngay cả các trẻ ăn đồ ăn dạng cháo nghiền mịn thì đồ ăn vẫn ra output, chỉ khác ở điểm nó lẫn vào phân, khó thấy hơn.

 

Không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn đồ ăn có thêm muối, đường, mật ong, khoai tây mọc mầm hay khoai tây còn vỏ, các loại hạt nguyên (hạt nên cho ăn ở dạng bơ hạt hoặc giã nhỏ.

 

ăn dặm cho bé

Đồ ăn đa dạng và phong phú cũng góp phần làm tăng khẩu vị cho bé

>> Xem thêm: Thời điểm vàng cho sự phát triển chiều cao ở trẻ

Lưu ý quan trọng trong quá trình cho bé ăn dặm

 

Cần chú ý cho trẻ ăn đồ ăn giàu sắt vì nhu cầu sắt của một trẻ 6 tháng tuổi gần bằng người lớn. Nên cho trẻ ăn đồ giàu sắt hàng ngày. Đồ ăn giàu sắt gồm: thịt, huyết động vật, gan, súp lơ, đậu đỗ, các loại quả sấy khô, các loại hạt…. Cho trẻ ăn hoa quả trong hoặc ngay sau bữa ăn để tăng hấp thụ sắt.

 

Sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò ngăn cản sự hấp thụ sắt của cơ thể nên trẻ dưới 1 tuổi vẫn bú mẹ thì tốt nhất là không dùng các thứ này. Trẻ lớn hơn nếu muốn cho trẻ ăn sữa chua thì nên cho ăn vào bữa sáng hoặc bữa phụ, cách xa bữa chính (trước và sau) khoảng 2 giờ.

 

Trẻ cần nhiều chất béo hơn người lớn. Trẻ vẫn bú mẹ theo nhu cầu trong thời gian ăn dặm thì không cần thêm chất béo từ đồ ăn nữa, tuy nhiên các món xào hay nấu với chút chất béo vẫn nên có trong chế độ ăn của trẻ. Ưu tiên các chất béo tốt như: các loại chất béo từ quả bơ, các loại hạt, các loại dầu tốt (tức là dầu ép lạnh, không qua quá trình tinh luyện).

 

ăn dặm cho bé 2

Trong thời gian ăn dặm cần cho bé ăn đồ ăn giàu chất sắt

 

Như vậy, bài viết đã cung cấp kiến thức ăn dặm cho bé, còn cách cho ăn dặm như thế nào để tốt nhất có thể sẽ được chia sẻ ở bài viết khácHi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bố mẹ trong quá trình nuôi con. Các bậc phụ huynh cũng hết sức lưu ý, cẩn thận trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ vì cơ thể còn nhỏ, hệ miễn dịch non yếu, sức đề kháng còn kém, rất dễ mắc bệnh. 

 

-Sưu tầm & tổng hợp-

Related posts