Phương pháp điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà

Bé sơ sinh còn nhỏ nên hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện khiến trẻ dễ bị táo bón. Tuy nhiên, không chữa trị táo bón kịp thời sẽ để lại những biến chứng nặng nề về sau ở trẻ.

Khái niệm về táo bón

Táo bón là tình trạng trẻ chậm đi đại tiện khoảng từ 3 – 5 ngày mới đi tiêu môt lần. Đây là hiện tượng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, đi đại tiện trễ chỉ là một trong những tiêu chí để đánh giá trẻ bị táo bón.

Nhiều trường hợp chưa gọi là táo bón như 3 ngày trẻ đi đại tiện nhưng phân có độ mềm, tơi xốp và đi dễ dàng. Ngược lại, trẻ đi tiêu bình thường, đều đặn (1 – 2 ngày/lần) nhưng bé rặn khó khăn, phân keo dính thì bé đang bị táo bón đấy!

Một số dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị táo bón như chậm đại tiện, mặt đỏ bừng do rặn khó khăn, mùi xì hơi khó ngửi. Hoặc bụng trẻ hơi phình, quấy khóc bất thường, ăn ít nên cơ thế hấp thụ chất dinh dưỡng kém, chậm tăng cân và ngủ bị giật mình, không ngon giấc.

Bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân táo bón và đưa ra phương thức chữa trị cho trẻ kịp thời. Nếu để tình trạng này kéo dài, phân không đào thải ra khỏi cơ thể được, độc tố trong phân sẽ xâm nhập ngược lại, làm hại con khiến trẻ bị bệnh trĩ, phình đại tràng thứ phát.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón

Thông thường, trẻ bị táo bón là do chế độ ăn uống không hợp lý, gây ảnh hưởng xấu đến bộ máy tiêu hóa của trẻ. Liều lượng thực phẩm bé ăn mỗi ngày không ổn định, thiếu ăn hoặc ăn quá ít.

Những trẻ bú sữa mẹ ít gặp tình trạng táo bón hơn trẻ dùng sữa công thức. Do sữa mẹ cân bằng được lượng chất béo và đạm, mặc dù không đi đại tiện 2 – 3 ngày nhưng phân vẫn mềm, xốp. Khi uống sữa bột, thành phần protein trong sữa làm bé táo bón. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn có giai đoạn 5-7 ngày con không đại tiện là do ruột con đang giãn ra nên cha mẹ đừng lo lắng.

Thời điểm bé dễ bị táo bón nhất khi bước vào giai đoạn ăn dặm, do ban đầu trẻ bú sữa (lỏng), sau chuyển sang dùng thức ăn rắn. nếu thức ăn dặm của bé chủ yếu là ngũ cốc và gạo, ít chất xơ nên cơ thể bé thiếu chất xơ nghiêm trọng. Đồng thời, trẻ ít ăn trái cây, rau xanh cũng gây ra hiện tượng táo bón.

Các bé sơ sinh thích vận động hoặc bị sốt có khả năng mất nước cao. Cơ thể cần bổ sung lượng nước đã mất nên phải hấp thụ chất lỏng từ thức ăn, sữa và lấy nước trong chất thải ở trực tràng. Vì vậy, phân bị khô, bé đại tiện vô cùng khó khăn. Đôi khi, nguyên nhân bé bị táo bón do mẹ ăn những thực phẩm có tính cay, nóng trong giai đoạn cho con bú sữa mẹ, ảnh hưởng xấu đến cơ thể trẻ, gây nên táo bón.

Hướng dẫn cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Để điều trị táo bón cho con tại nhà hiệu quả, bố mẹ có thể tham khảo một số cách thức dưới đây:

Bổ sung thêm nước và chất xơ

Cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần, phân trương nở và dễ dàng di chuyển trong ruột hơn, giúp bé đi tiêu nhanh chóng.

Nếu cho bé uống thêm nước không giảm bớt tình trạng táo bón, mẹ có thể thử bổ sung chất xơ bằng các loại rau củ và trái cây như rau lang, dền, cải xanh, táo, mận, lê,… Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết kích thước phân, làm phân mềm và tơi xốp giúp bé đại tiện dễ dàng, thoải mái.

Cho trẻ vận động thường xuyên và tắm nước ấm

Trẻ còn nhỏ, bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, hoạt động kém. Bố mẹ nên tăng cường vận động cơ thể của bé bằng cách đặt bé nằm ngửa massage bụng theo chiều kim đồng hồ và di chuyển hai chân như đạp xe, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, giảm táo bón.

Để trẻ tắm nước ấm là phương pháp trị táo bón hữu hiệu được nhiều ông bố bà mẹ lựa chọn. Bạn cho bé tắm nước ấm trong khoảng 15 phút, sau đó lau khô người kết hợp massage vùng bụng theo chiểu kim đồng hồ hoặc kiểu “I love you”. Với phương pháp này, cơ thể trẻ vừa thư giản vừa nhuận tràng.

Bổ sung tảo cho bé sau bữa ăn, tảo có tính hàn sẽ giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn

Nếu bạn đã áp dụng tất cả các cách trên nhưng bé vẫn không thuyên giảm, hãy đưa trẻ đi khám, trao đổi với bác sĩ về tình trạng của con để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Nguồn: Sưu tầm

Related posts