Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh các mẹ cần biết
Trẻ sơ sinh gần như đã có đầy đủ hệ thống miễn dịch tuy nhiên chúng hoạt động rất yếu ớt. Chính vì thế mỗi khi chuyển mùa trẻ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp hơn so với người lớn, dịch nhầy ở mũi bắt đầu xuất hiện gây bít tắc đường thở khiến con khó chịu và rất mất vệ sinh. Giải pháp cho vấn đề này là cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh để đẩy dịch nhầy còn dư thừa, tích tụ bên trong ra ngoài, làm sạch khoang mũi.
Khi nào nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Vì sức đề kháng yếu lại cực kỳ mẫn cảm với môi trường bên ngoài nên khi gặp lạnh, hít phải khói bụi bẩn trẻ thường dễ mắc các bệnh như sổ mũi, nghẹt mũi, …. Muốn trị dứt điểm viêm mũi cho bé và tránh tình trạng bệnh lây lan qua đường hô hấp thì mẹ nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn, an toàn. Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn càng nhiều thì lượng dịch mũi càng tăng vì cơ thể phản ứng lại tình trạng viêm nhiễm bằng cách tiết ra nhiều dịch nhầy với mục đích đẩy vi khuẩn ra khỏi “nơi cư trú”.
Dùng nước muối – cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn
Việc vệ sinh mũi là rất cần thiết bởi trong mũi chứa rất nhiều vi sinh vật. Mũi sạch giúp trẻ có một hệ hô hấp tốt hơn, khỏe mạnh hơn. Dùng nước muối sinh lý là một trong những cách thông thường để rửa mũi cho trẻ sơ sinh. Nước muối sinh lý có tác dụng làm ẩn niêm mạc mũi, giúp long đờm, loãng đờm. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng vì nếu rửa mũi quá nhiều sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi của bé.
Để vệ sinh mũi cho trẻ đúng chuẩn, an toàn mẹ cần thực hiện theo các bước sau:
- Đầu tiên cần rửa sạch tay trước khi thức hiện các thao tác.
- Giữ bé nằm nghiêng sang một bên, đặt một tay lên đầu để bé và giữ nhẹ.
- Lót vài lần khăn xô dưới cổ để nước chảy ra thấm vào đó.
- Đặt vòi phun vào sát vách lỗ mũi bé, ấn nhẹ lọ nước muối khoảng 2 – 3 giây. Mẹ có thể dùng dạng xịt hoặc nhỏ.
- Nếu dịch mũi bé đặc sệt, mẹ có thể thực hiện hút mũi bằng dụng cụ chuyên dụng. Thao tác cần nhẹ nhàng để không tổn thương mũi trẻ.
- Cuối cùng mẹ có thể dùng đèn pin để kiểm tra xem đã sạch dịch chưa rồi dùng khăn mềm lau sạch mũi, miệng cho con và trấn an bé. Làm tương tự với bên còn lại.
- Trong trường hợp mũi con có cả gỉ mũi mẹ dùng nước muối nhỏ 2 – 3 giọt đợi nước muối ngấm vào làm mềm gỉ mũi thì dùng tay day nhẹ cho gỉ bong ra.
Để an toàn cho bé các chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng bình rửa mũi chuyên dụng với áp lực chuẩn để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi. Những bé từ 2 – 4 tháng tuổi, cổ chưa đủ cứng mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút để vệ sinh mũi cho con. Các thiết bị này được bày bán rất nhiều tại các bệnh viện và hiệu thuốc uy tín.
Những lưu mẹ cần biết khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Một vài lưu ý quan trọng dành cho mẹ khi thực hiện thao tác rửa mũi cho con:
- Không nên dùng miệng hút mũi cho bé. Với cách này bố mẹ đã vô tình làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh mắc thêm các bệnh về đường hô khác. Lý do vì trong miệng của người lớn có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho bé. Cần chú ý vệ sinh răng miệng cho mình trước khi làm việc này. Nếu mẹ đang mắc một trong các bệnh lây truyền qua đường hô hấp thì tuyệt đối không được hút mũi cho bé.
- Không nên vệ sinh mũi bằng nước muối quá nhiều. Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh tiết ra một chất nhầy có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn từ bên ngoài. Vì vậy nếu rửa quá nhiều sẽ làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng xấu đến quá trình hô hấp của trẻ sơ sinh.
- Nên vệ sinh mũi cho con trước khi ăn để tránh nôn trớ.
- Rửa mũi lúc trẻ con thức. Khi trẻ mở miệng, nước mũi sẽ không chảy vào cổ họng và không bị sặc.
- Nên có 2 người, 1 người giữ và người còn lại tập trung rửa cho trẻ
- Chọn tư thế phù hợp nhất với con để trẻ không bị hoảng sợ.
- Tuyệt đối không dùng nước ép tỏi nhỏ vào mũi bé. Cách này sẽ gây bỏng bởi niêm mạc mũi trẻ sơ sinh còn quá mỏng.
Trước khi rửa mũi cho con mẹ nên đọc, ghi nhớ cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần tránh. Việc thực hiện cần kiên nhẫn, không một phương pháp nào có thể giúp con khỏi ngay trong ngày một ngày hai. Kết hợp với phương pháp này cha mẹ có thể đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn thêm. Cuối cùng chúc các bố các mẹ thực hiện rửa mũi ở nhà cho con đúng cách, cùng con vượt qua chứng bệnh về đường hô hấp mỗi khi thời tiết thay đổi.