Cách nuôi dạy trẻ 2 tuổi thông minh
Nuôi dạy con không phải chuyện dễ dàng, đặc biệt với những đứa trẻ lên 2. Vậy làm thế nào để nuôi dạy con thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát? Hãy cùng Cửa Sổ Vàng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Bí mật khi trẻ lên 2
- Thích chơi với bố
Bố có một sức hút lạ kì với con, đặc biệt những đứa trẻ 2 tuổi rất thích quấn lấy bố và phấn khởi tham gia trò chơi khi có mặt của bố.
Bé sẽ nhận ra sự khác biệt giữa bố và mẹ khi hơn 1 tuổi. Mẹ thường thích nội trợ, chăm sóc chuyện ăn uống cho con. Bố hay vui đùa, bày trò chơi cùng bé. Do đó, bé hình thành suy nghĩ chơi với bố chắc chắn sẽ thú vị hơn nhiều. Chị em phụ nữ nên tham gia các hoạt động vui chơi cùng con để con nhận ra sự có mặt của mình. Từ đó, bé không còn e dè, ngại ngùng khi chơi với người lạ.
- Thích nghe đi nghe lại một quyển sách
Mặc dù bạn đã chuẩn bị thật nhiều truyện tranh hay truyện cổ tích để đọc cho con nhưng bé chỉ thích duy nhất một quyển sách trong một thời gian dài.
Mỗi tối trước khi đi ngủ, mẹ thường có thói quen đọc truyện cho bé nghe. Đó là một thói quen tốt giúp bé trao dồi và bổ sung vốn từ vựng. Bé thích nghe đi nghe lại một câu chuyện, giúp bé rèn luyện kĩ năng ghi nhớ tên nhân vật, khám phá ra những chi tiết mới, thú vị hơn. Khi khâu ghi nhớ đã hoàn thành, bé có biểu hiện để bạn nhận ra bản thân đang muốn nghe mẹ đọc một quyển sách khác.
Sự đam mê, thích thú của bé còn thể hiện ở việc bé dừng mọi hoạt động vui chơi để lắng nghe hoặc xem một đoạn quảng cáo quen thuộc. Vì khi lên 2 tuổi, bé đã có khả năng ghi nhớ hình ảnh, âm thanh.
- Thích “bám” bố mẹ khi có người lạ
Ở nhà với bố mẹ, bé tự tin vui chơi, hát múa một mình. Tuy nhiên, khi có hiện xuất hiện của người lạ, trẻ trở nên nhút nhát, rụt rè, lo lắng do thiếu cảm giác an toàn. Mẹ hãy ở bên cạnh con động viên hoặc dời sự chú ý vào sự vật khác và giúp con làm quen với mọi người xung quanh nhé!
- Phương pháp dạy con thông minh khi bé lên 2 tuổi
Khi bé 2 tuổi là thời kì tự lập của trẻ. Bé muốn tự làm mọi việc, không chờ sự giúp đỡ từ bố mẹ. Đặc biệt, khoảng thời gian này bé luôn thích hoạt động, không có giây phút nào ngồi yên. Nếu bố mẹ biết nắm bắt giai đoạn phát triển của trẻ hợp lý, đúng thời điểm sẽ “biến” trẻ trở thành người thông minh, ưu tú.
- Để trẻ tự do vận động và đi bộ
Trí tuệ của bé được phát huy tối đa, toàn diện khi các giác quan, ngôn ngữ và vận động được kích hoạt.
Để bé có chiều sâu nội tâm, bố mẹ nên cho con vận động chân tay thật nhiều. Bé 2 tuổi luôn có nhu cầu vận động chân tay, đừng nên đè nén hay kìm hãm ý muốn đó bằng cách bế, cõng, ngồi xe đẩy,… khiến trẻ mất khả năng đi bộ. Bố mẹ hãy để bé tự do chạy nhảy, làm những hoạt động bé thích trong phạm vi an toàn. Đồng thời, bạn cho trẻ luyện tập đi bộ hằng ngày từ đường bằng phẩng đến các con đường dốc, bậc thang vì đi bộ giúp đầu óc trẻ thông minh hơn.
- Trò chuyện với trẻ
Khi chưa tròn hai tổi, trẻ có thể nói được 50 – 100 từ. Do đó, bố mẹ nên trò chuyện nhiều để bé học hỏi thêm những từ mới.
Theo gọi ý của các chuyên gia, các bậc cha mẹ tường thuật lại một ngày của bản thân cho con nghe. Ngoài ra, mỗi buổi tối trước khi ngủ, bạn đọc những mẩu chuyện nhỏ hoặc truyện cổ tích trong một cuốn sách bằng giọng biểu cảm sẽ khiến bé thích thú hơn. Đây là thời điểm phù hợp để bé ghi nhớ thêm các hình ảnh, âm thanh hay ngôn ngữ đấy!
- Cho trẻ tự lập và điều tiết cảm xúc
Bé lên 2 luôn muốn tự làm mọi việc, thể hiện cho người lớn thấy bản thân có thể giỏi những việc đó. Vì vậy, bố mẹ hãy chịu khó dành thời gian và tạo điều kiện tốt nhất để con tự phát huy trong việc như buộc dây giày, rửa tay hay cài cúc áo. Đôi khi, mẹ nhờ bé làm giúp việc nhà bằng những hoạt động đơn giản, vừa sức. Các công việc trên giúp đôi tay của bé khéo léo và nhanh nhẹn hơn. Nếu con làm chưa tốt, bố mẹ đừng la mắng con mà hãy động viên, khen ngợi để con có động lực làm tốt hơn vào lần sau.
Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí thông minh, nhận thức của bé.
Bạn tạo ra tình huống, tận dụng chúng để chỉ cho con biết về những cảm xúc và cách kiểm soát. Khi ở độ tuổi đang lớn, mọi cảm xúc của con không ổn định, có thể giận hờn vu vơ bất cứ lúc nào. Để trẻ hình thành những thói quen tốt, thông minh và học cách điều tiết được cảm xúc, bố mẹ nên có những hướng giải quyết thật hợp lý khi trẻ dỗi hờn, vòi vĩnh. Khi con nhà bạn có những cảm xúc tích cực, bố mẹ nên khen ngợi và chỉ ra điều tốt đẹp đó cho bé biết, khích lệ con làm những hành động đẹp như chia sẻ đồ chơi, thức ăn cho bạn. Nếu trẻ liên hệ được cảm xúc và hành động, bé đang xây dựng trí thông minh cho cuộc sống trưởng thành sau này.
Nguồn: Sưu tầm
? Dr CƯƠNG TẶNG MIỄN PHÍ 99 KHÓA HỌC ONLINE: BÍ QUYẾT NUÔI DẠY CON GIAI ĐOẠN CỬA SỔ VÀNG – TRỊ GIÁ 2.868.000đ cho 99 người ĐẦU TIÊN ĐĂNG KÝ!
⏩ http://csv365.com/csvcb.ls