Đã phát hiện ra cách gỡ dính keo 502

Bám mẹ, dính chặt mẹ như keo 502 là đặc điểm tự nhiên của các bé vì mẹ luôn là người gần gũi và chăm sóc bé nhiều nhất. Tuy nhiên việc em bé quá bám mẹ lại gây ra những phiền toái khiến mẹ không thể đi đâu, làm gì được. Vậy phải làm thế nào để em bé không bám dính mẹ nữa, hãy tham khảo bài viết sau đây!

Những cách sai lầm khiến trẻ càng thêm bám dính mẹ

Ở giai đoạn đầu đời bé sẽ phát triển cảm giác trước do vậy mà bé luôn cảm thấy được an toàn, hạnh phúc khi ở cạnh mẹ, gắn kết với mẹ. Điều này khiến các mẹ vô cùng mệt mỏi, không tập trung làm được việc gì và có cảm giác con chẳng khác gì cái đuôi không thể rời khỏi mẹ, thật đáng lo ngại.

Đặc biệt tìm hiểu tâm lý trẻ ở những năm đầu đời đều cho thấy bé nào cũng phải trải qua cảm giác lo sợ khi chia cách với mẹ. Tâm lý bám dính là điều hiển nhiên, nếu hàng ngày bố mẹ vẫn áp dụng các cách làm sau thì trẻ càng bám dính.

trẻ bám mẹ 3

Ngày càng nhiều trẻ bám dính mẹ

 

Mặc kệ con khóc

Khi bạn cần đi ra ngoài, bạn đưa con cho cô hay bà chăm sóc mặc kệ con theo mẹ gào khóc. Hành động này khiến con bị tổn thương. Bởi những năm đầu đời con phát triển cảm giác nhiều, cần được trải nghiệm những cảm giác tốt để trên nền tảng đó đến khi con trưởng thành hơn con mới phát triển được hệ cảm xúc.

Theo các nghiên cứu cảm giác, cảm xúc ở những năm đâù đời phải tích cực, lành mạnh tràn đầy tình yêu thương thì sau này mới phát triển được cảm nhận. Do vậy làm hỏng cảm giác của con, khiến tâm lý của con bị tổn thương là điều không tốt.

Trốn con, nói dối con

Nói dối con là việc khiến con mất niềm tin vào bố mẹ, gây tổn thương ở một mức độ nhất định đến con. Đặc biệt ở giai đoạn trẻ bám dính việc nói dối con sẽ khiến con càng bám dính nhiều hơn. Ví dụ, khi mẹ đi làm nhưng lại nói dối con là đi bắt bướm, đi tè ở những năm đầu đời, đi tè là hành động dễ hiểu nhất với con. Nói dối con vô hình chung bạn trốn con, có nhiều người trốn con đi làm đến tận tan ca mới về, trốn con đi công tác tận 3 ngày mới về. Tưởng chừng như cách “lén lút” ra khỏi nhà sao cho bé không hay biết là một ý tưởng hay nhưng thật ra cách này càng làm mọi thứ tệ hơn khi bé không còn cảm thấy yên tâm với sự có mặt của bố mẹ nữa. Hành động này có thể khiến bạn tránh được cảm giác đau lòng khi thấy con khóc nhưng khiến cho nỗi sợ hãi xa cách trong tâm lý trẻ nhỏ càng thêm trầm trọng, con sẽ ngày càng bám dính mẹ.

Cách gỡ dính keo 502 của Cửa sổ vàng

Giai đoạn bám dính mẹ, bé cảm thấy bơ vơ nhất thường rơi vào khoảng từ 18 tháng tuổi đến 2 tuổi rưỡi và đến năm 3 tuổi bé sẽ hoàn toàn thoát khỏi tình trạng này. Tuy nhiên, bạn có thể gỡ dính keo 502, tình trạng bám dính mẹ nhờ các cách của Cửa sổ vàng sau đây:

trẻ bám mẹ 1

Giai đoạn bám mẹ của trẻ thường từ 18 tháng tuổi đến 2 tuổi rưỡi

Nguyên tắc 1: NGƯỜI THỨ 3

Em bé rất thích thông tin hãy cho bé những thông tin khiến bé cảm thấy an toàn. Thực tế, cho bé thông tin bé thích hơn là cho ăn, bất cứ ai dạy con trẻ là nó quý người đấy nên bạn sẽ gây thu hút cho con bằng những thông tin khác. Bé bám bạn, có thể bạn vẫn bế nhưng bạn muốn con theo người khác thì người thứ 3 đó hãy chỉ cho bé những món đồ chơi, những thứ hay ho xung quanh nhưng không dành em bé từ mẹ, hãy cười với bé, nói chuyện với bé. Nguyên tắc người thứ 3, cung cấp thông tin, nói chuyện với bé sẽ giúp bé dần dần thấy rất thú vị, bé sẽ theo không còn bám mẹ nữa.

Nguyên tắc 2: VẬT CHỦ TRUNG GIAN

Người thứ 3 đóng vai trò cầu nối, phải qua người đó (bà, cô, người giúp việc…) thì mới lại với mẹ được, còn nếu không hợp tác thì không lại được, em bé đành phải chấp nhận hợp tác với vật chủ thứ 3 và dần dần em bé cũng học được cách hợp tác với người thứ 3.

Ví dụ khi con ngủ dậy, con khóc thì thay vì mẹ bổ nhào vào thì hãy để cho người khác vào và nói rằng: mẹ bận, mẹ ở ngoài, để cô bế đi ra với mẹ. Hành động này chính là đưa qua 1 trung gian, và em bé phát hiện ra hợp tác với 1 người thứ 3 vẫn đạt được mục đích lại với mẹ, và em bé bắt đầu tin tưởng dần vào người này.

Lúc này, người thứ 3 hãy làm đúng là đưa em bé lại với mẹ, đừng lừa bế em bé đi chỗ khác.

>> Xem thêm: Đừng yêu con tới mức không biết cách yêu con

Nguyên tắc 3: HÃY CHÀO CON TRƯỚC KHI RA KHỎI NHÀ

Đây là một điều đơn giản để trấn an tâm lý trẻ nhỏ nhưng rất nhiều bố mẹ lại bỏ qua. Nếu bé nghĩ rằng bạn có thể biến mất bất cứ khi nào bé không chú ý, bé sẽ luôn dõi theo bạn, không bao giờ để bạn ra khỏi tầm mắt của mình. Đừng nghĩ con bạn còn nhỏ chưa biết gì mà không nói với con trước khi đi làm. Hãy nói với con: “con yêu, mẹ đi làm nhé, con ở nhà, bây giờ con lớn rồi mẹ phải đi làm, đi làm mới có tiền mua bỉm cho con, mua quần áo đẹp nữa. Mẹ đi làm rồi đến chiều mẹ về với con, con sẽ ở nhà với bà nhé! Con ngoan con nghe lời bà, con ngủ ngoan, con chịu khó ăn, con hợp tác với bà”.

trẻ bám mẹ

Chào con trước khi ra khỏi nhà 

Đúng là con không biết gì, nhưng đến lúc biết con sẽ biết là con phải ở nhà và mẹ phải đi làm, và cái này là bình thường, mẹ đi làm đến chiều là mẹ về nên không có gì là ghê gớm chuyện phải tạm biệt, thậm chí con còn tạm biệt bạn.

Lúc bạn trở về nhà hãy báo cáo là: “mẹ về rồi, cảm ơn con, con ở nhà có ngoan ko? Con hợp tác với bà không? Đúng rồi, con ngoan lắm”. Bạn ghi nhận chiến công này, con lớn rồi đấy, con biết hợp tác với mọi người rồi, mẹ tự hào về con lắm!

Nguyên tắc 4: HÃY NÓI THẬT VỚI CON

Ở lứa tuổi của con do vốn từ vựng ít, khả năng giao tiếp vẫn còn hạn chế nhưng bé hiểu được nhiều hơn những gì có thể nói. Vì vậy, bạn chuẩn bị tâm lý cho con về việc bạn sẽ rời đi bằng cách nói trước với bé. Thực tế, sẽ tốt hơn nhiều nếu bé biết bạn đi đâu và khi nào sẽ trở lại. Bạn cũng nên cho con thêm những thông tin như ai sẽ trông chừng con hay con sẽ có những hoạt động thú vị gì trong thời gian này. Nói thật với con trước là bước chuẩn bị củng cố tâm lý rất quan trọng cho con trước những thay đổi.

Bạn nói mẹ đi ra ngoài 30 phút là phải đúng 30 phút, nếu về muộn phải xin lỗi con. Nếu bạn phải đi công tác xa, hãy nói chuyện với con trước đó 4-5 ngày: “Con yêu, mẹ sắp phải đi công tác 1 tuần, con sẽ ở nhà với papa, con ở nhà với bà ngoại nữa này, con ngoan nhé”! Não sẽ xử lý thông tin nếu được cho thông tin trước đó, em bé sẽ không bị bất ngờ mà dễ dàng tiếp nhận sự vắng mặt của mẹ.

Các phương pháp trên hy vọng có thể giúp bạn củng cố tâm lý trẻ nhỏ để bé làm quen với việc xa mẹ. Bạn hãy bình tĩnh, kiên trì giúp con chuẩn bị tâm lý trong những năm đầu đời thật tốt nhé!

Related posts