BÉO PHÌ
Bệnh béo phì đang là một vấn nạn rất nghiêm trọng không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cơ thể. Điều này thực sự rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, sức khỏe và tương lai của các bé.
ĐÁNH GIÁ THỂ CHẤT EM BÉ THEO TAM BẢN THỂ
Ba mẹ biết không, cân nặng chuẩn của em bé lúc sinh ra trung bình là 3kg, trong 6 tháng đầu mỗi tháng em bé tăng trung bình 600gr, và với 6 tháng sau mỗi tháng em bé tăng trung bình 500gr. Sau 1 năm tuổi, trung bình em bé nặng 9.5kg là đạt chuẩn cho người Việt Nam. Dưới mức 9.5kg 15% là em bé bị gầy.
Nhiều người có tư tưởng là trẻ con bụ bẫm, mập mạp mới đáng yêu, phải béo mới là khỏe. Khi mua sữa công thức cho con phải chọn loại tăng cân nhanh, và nếu thấy bé uống mà không tăng nhanh hay không bụ bẫm lập tức chuyển loại sữa. Nhìn những em bé có thể trạng vừa phải thì thường chê là con gầy thế, con bé quá, nhưng thực chất lại không hiểu tiêu chí chuẩn thế nào là gầy và thế nào là vừa cân. Điều này dẫn đến hệ lụy lạm dụng sữa công thức, ép trẻ ăn, bổ sung thừa chất…
NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BÉO PHÌ
Nguyên nhân đầu tiên là từ sữa bò, sữa công thức, sữa động vật. Các em bé thời nay ít được ăn sữa mẹ, bị ngắt sữa mẹ sớm hoặc ăn sữa bò nhiều. Sữa bò được sản sinh ra qua một nhà máy là cơ thể con bò mẹ, tạo ra những hạt chất phù hợp với con bê con. Bê con ăn sữa của mẹ, trong đó có kháng thể, enzyme, hooc môn của mẹ nó. Để 2 năm sau nó có thể dậy thì và đẻ ra bò con. Trong quá trình lấy sữa, con bò mẹ bị tiêm hoocmon và kích thích ra sữa trong đau đớn. Khi em bé ăn sữa bò vào thì những hoocmon đó “kích dục” em bé làm cho em bé dậy thì sớm và béo phì.
Chúng ta đã bỏ quên 1 thứ vô cùng quan trọng là sữa non của mẹ. Ngày nay nhiều người quan niệm rằng: cho con bú trực tiếp sợ ngực chảy xệ, dùng máy hút sữa để hút vì cho rằng như vậy mới ra nhiều sữa, cho con ăn sữa bò để tăng cân…. Sữa công thức ban đầu được gọi là sữa bột, nhưng người ta đã thần kì hóa nó lên bằng những cái tên giật gân, giật tít cho sành điệu bán chạy. Đó là mặt trái của truyền thông.
Nguyên nhân thứ hai là do : Mix đồ ăn ( trộn đồ ăn). Các mẹ nấu bột mà hầm xương, băm thịt bò, băm con tôm, rau ngót để mix đồ ăn …. Nhưng trong chương trình Cửa Sổ Vàng Chuyên Sâu đã giải thích rất rõ, não bộ của con người chỉ đọc được thức ăn đơn. Khi chúng ta mix đồ ăn, não mù, không đọc được thông tin, gây vấn đề dư thừa cho hệ tiêu hóa và cản trở hấp thụ của con.
Một nguyên nhân nữa là ép ăn. Có nhiều mẹ con nôn trớ ra rồi lại ép tiếp vì sợ con đói, thiếu chất. Ép ăn làm hỏng thụ thể cảm giác của con. Ở giai đoạn đầu đời, con người khai mở và phát triển các thụ thể cảm giác. Ép ăn là 1 hành vi bạo hành trẻ, trẻ bị tổn thương, mù các cơ quan cảm giác. Trẻ bị ép ăn lớn lên sẽ có cảm giác không hoàn hảo, không phải là người tinh tế, mất thông minh dinh dưỡng.
Đi ngủ muộn cũng là nguyên nhân gây béo phì. Con trẻ dài ra trong đêm vì khi ngủ hệ xương sẽ phát triển rất nhanh. Thế nên phải đi ngủ sớm để gan chuyển hoá, enzyme đồng hoá đi lắp vào cơ thể. Khi em bé thức thì thiên về chuyển hoá bột, nó tiết cooctidon về tuyến thượng thận, tăng chuyển hoá bột, chuyển hoá đường gây béo phì, mỡ và không cao lên được.
Thêm một yếu tố nữa gây béo phì chính là lười vận động. Con trẻ không lười vận động, nhưng cha mẹ lại thường hạn chế chúng vận động. Trẻ đẻ ra phải được vận động, nhưng chúng ta lại cho vào xe đẩy, hay bế ẵm quá nhiều, sợ con bẩn nên bắt con trong nhà…Vận động tạo ra cấu trúc cơ thể, tạo nên cấu trúc thần kinh. Vậy nên những trẻ béo phì có cấu trúc thần kinh không giống trẻ vận động đủ.
Cuối cùng, béo phì đến từ chính sai lầm từ cha mẹ ( lỗi chăm sóc, chăm sóc sai cách). Dinh dưỡng mất cân bằng thiếu vitamin, khoáng chất và enzyme khiến thể trạng sức khỏe con yếu. Ba mẹ nghĩ rằng cho con uống trà sữa, các loại đồ ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên…là tốt và tiện lợi cho con. Thực tế, chúng chính là tác nhân gây nên béo phì ở con.
HẬU QUẢ CỦA VIỆC THỪA CÂN BÉO PHÌ
Trẻ béo phì thường dậy thì sớm nên sẽ làm kìm hãm sự tăng trưởng chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Tình trạng thừa cân của trẻ tiền học đường (dưới 5 tuổi) nếu không được điều trị sẽ làm cho trẻ tiếp tục béo dai dẳng cho tới lớn.Các em bé dậy thì sớm quá trước 10 tuổi, thì tuổi thọ ngắn, dễ bị các bệnh nội tiết, những người này rất yếu.
Sự dư thừa thể trọng khiến bộ xương của đứa trẻ béo phì bị quá tải dẫn đến biến dạng các chi dưới và cần có sự chỉnh hình: 80% số trẻ em bị vẹo đầu gối hay vẹo xương chày là những trẻ béo phì; đối với trẻ bị hoại tử dần đầu xương đùi, chủ yếu ở các bé trai, tỉ lệ đó là từ 50 – 70%. Nghiêm trọng là bệnh Blount (một dị dạng xương chày do phát triển quá mạnh).
Theo Dr Nguyễn Duy Cương, con người có 3 thể: thể xác, trí tuệ và tâm hồn. Béo phì là bị lỗi về bản thể, cơ sở vật chất, kéo theo nhiều hệ lụy: dậy thì sớm, lùn không cao được, tuổi thọ ngắn và một số bệnh nguy hiểm khác như gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, đái tháo đường type 2… Gây ra nhiều hậu quả nguy hại về mặt sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống và giảm tuổi thọ nếu không được điều trị kịp thời.