BÉ BỊ CHẢY DÃI NHIỀU CÓ PHẢI LÀ BỆNH KHÔNG?

Chảy nước dãi là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường bắt đầu ở giai đoạn 3 tháng tuổi. Một số bé lại nước dãi chảy không nhiều, trong khi số khác thì ngược lại khiến các mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị chảy nước dãi nhiều? 

 

BẢN CHẤT CƠ CHẾ CHẢY DÃI Ở TRẺ

 

Chảy dãi thực chất là nước bọt được tiết ra từ tuyến nước bọt bằng miệng của trẻ. Nó có vai trò giúp trẻ cử động miệng dễ hơn đồng thời giúp rửa trôi vi khuẩn và virus. Ngoài ra trong nước bọt còn chứa enzyme tiêu hóa tinh bột và hàm lượng axit chống vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể bé qua đường miệng.

 

Sinh lý chảy dãi của trẻ diễn ra theo giai đoạn. Trẻ dưới 4 tháng tuổi do trung tâm điều khiển hệ bài tiết nước bọt chưa hoàn thiện chính vì vậy miệng trẻ sẽ khô hơn, không chảy nhiều dãi chính vì vậy trong nước bọt của trẻ có ít enzyme tiêu hóa tinh bột cũng như là lượng axit để rửa trôi virus và vi khuẩn. Khoảng 5 – 6 tháng tuổi bé chảy dãi nhiều, đây là dấu hiệu trẻ sắp mọc răng, cũng là lời nhắc mẹ chuẩn bị cho bé ăn dặm.

 

NGUYÊN NHÂN GÂY CHẢY DÃI Ở TRẺ

 

Nguyên nhân chảy dãi ở trẻ có thể do dấu hiệu trẻ bắt đầu mọc răng, khi trẻ nằm ngủ hay nằm nghiêng, nằm úp, cấu tạo khoang miệng đặc biệt nên nên dãi chảy ra hay do bé hay mút tay và mút đồ chơi. Thông thường, trẻ hay bị chảy nước dãi trong hai năm đầu đời. Khi mà bé không kiểm soát hoàn toàn việc nuốt thì bé có thể bị nhỏ dãi, thậm chí ngay cả lúc đang ngủ. Tình trạng này sẽ kéo dài liên tục cho đến thời điểm bé được 18 đến 24 tháng tuổi.

 

 

Tuy nhiên còn có thể chảy dãi lại là dấu hiệu bệnh lý. Nguyên nhân bệnh lý có nhiều yếu tố như do khi bé bú sữa công thức, ăn dặm sớm mẹ vệ sinh không tốt trẻ dễ bị nấm miệng, tưa miệng, viêm lợi nên trẻ chảy dãi nhiều. Cũng có thể trẻ có những dấu hiệu nhiễm trùng đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn, nhiễm rotavirus… 

 

Bên cạnh đó, không loại trừ do bé có cơ địa trào ngược dạ dày thực quản, do cơ chế bảo vệ của đường miệng tiết ra nhiều dãi để rửa trôi chất nôn từ dạ dày lên. Axit trong nước bọt cũng sẽ tiêu diệt vi khuẩn, bé ăn vào dạ dày rồi trào ngược ra trẻ cũng dễ bị tổn thương miệng và thực quản của trẻ. Một nguyên nhân ít xảy ra nhưng cũng cần lưu tâm là có thể bé bị bại não, ngã, chấn thương ảnh hưởng đến sọ não dây tình trạng chảy dãi nhiều ở trẻ.

 

THEO DÕI CHẢY DÃI Ở TRẺ THEO GIAI ĐOẠN

 

Khi trẻ ở lứa tuổi từ 1 đến 3 tháng, đôi khi ba mẹ có thể quan sát thấy bé không hề chảy dãi chút nào. Việc chảy nước dãi rất hiếm xảy ra tại thời điểm này, vì bé luôn được đặt trong tư thế nằm ngửa. Vì vậy, bé hoàn toàn có thể không chảy nước dãi trong khoảng thời gian này hoặc thậm chí là sau đó. Nhưng vẫn có một số bé bắt đầu chảy nước dãi khi được 3 tháng tuổi.

 

Từ 6 tháng tuổi, việc tiết nước bọt ở trẻ đã được kiểm soát nhiều hơn một chút. Tuy nhiên, nó vẫn tiếp diễn khi bé bắt đầu bập bẹ hoặc biết cho đồ chơi vào miệng. Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng vào giai đoạn này và đây có thể là nguyên nhân khiến bé nhỏ dãi nhiều hơn.

 

Đến giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu biết trườn và bò. Bé có thể tiếp tục chảy dãi khi quá trình mọc răng vẫn diễn ra.

 

Đến 15 tháng tuổi, hầu hết các bé bắt đầu biết đi và chạy, bé có thể không chảy nước dãi khi đang đi hoặc chạy. Tuy nhiên, khi bắt đầu hứng thú với một hoạt động nào đó mà đòi hỏi sự tập trung, lúc này bé sẽ có thể bị chảy nước dãi.

Giai đoạn 18 tháng tuổi tuổi, trẻ sẽ không tiết nước bọt nhiều khi đang sinh hoạt bình thường hoặc trong quá trình tham gia vào các hoạt động đòi hỏi các kỹ năng vận động linh hoạt. Nhưng vẫn có thể chảy nước dãi trong khi được cho ăn hoặc đang mặc quần áo.

 Cho đến 24 tháng, vào thời điểm này, hiện tượng nhỏ dãi giảm đi rất nhiều hoặc thậm chí là không còn thấy ở trẻ.

 

CÁCH XỬ LÝ VẤN ĐỀ CHẢY DÃI NHIỀU Ở TRẺ

 

Nếu chỉ đơn thuần trẻ chảy dãi cho vấn đề sinh lí, ba mẹ chỉ cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách quàng yếm cho dãi không thấm vào cổ bé, vì cằm và cổ trẻ ngắn, chạm vào nhau nhiều dễ gây hăm, ảnh hưởng đến da của trẻ. Nên để bé nằm úp, hoặc nằm sấp thì nên đặt bé nằm ở tư thế ngửa, đầu cao hơn so với thân. Trẻ hay mút tay, chân hoặc đồ chơi thì ba mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho bé, đồng thời huấn luyện phản xạ tự nhiên cho trẻ. Nên lưu ý vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ, khi bé đã ăn dặm nên vệ sinh răng miệng cho bé trước khi ngủ buổi tối ít nhất 1 lần/ngày.

 

Tuy nhiên, nếu chảy dãi là vấn đề do bệnh lý thì cần có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ. Những trường hợp bệnh lý như vậy,  trước khi trẻ sinh ra có thể chẩn đoán trước được nếu bé có dấu hiệu dị tật bẩm sinh về thần kinh. Trong trường hợp trẻ ngã, va đập có dấu hiệu chảy dãi nhiều thì ba mẹ cũng nên cho bé đi kiểm tra, chụp chiếu để xem con có bị tổn thương gì không. Nếu bé bị nấm miệng phải tưa lưỡi cho bé, vệ sinh sạch sẽ, có thể dùng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ để bôi. Trong trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì phải tìm nguyên nhân trẻ bị vi khuẩn hay virus để điều trị, điều này sẽ giúp cải thiện vấn đề chảy dãi ở trẻ. Đối với trẻ trào ngược dạ dày thì cần lưu ý tình trạng con là sinh lý hay bệnh lý để có hướng điều trị kịp thời.

Related posts

TẨY GIUN CHO TRẺ

TẨY GIUN CHO TRẺ

Hiện nay, tỷ lệ nhiễm giun sán ở cả thành thị và nông thôn Việt Nam còn rất cao. Nông thôn nhiều hơn thành thị. Thế nên, Bộ Y Tế đã có hẳn một...

Posted