Bật mí về phương pháp giáo dục sớm cho trẻ
Ở Việt Nam thuật ngữ giáo dục sớm còn khá mới mẻ, chưa được biết đến nhiều. Đây là phương pháp nhằm khơi dậy khả năng tiềm ẩn cho con trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Không ít bậc cha mẹ đang tìm hiểu và áp dụng phương pháp này, một số khác thì vẫn còn nghi ngại về việc giáo dục sớm cho trẻ là nguyên nhân gây áp lực tâm lý, “đánh cắp” tuổi thơ của con trẻ. Bàn luận về vấn đề này đã có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Vậy giáo dục sớm là gì và có nên áp dụng phương pháp này cho con?
Giáo dục sớm là gì và nên bắt đầu giáo dục trẻ từ khi nào?
Giáo dục sớm là phương pháp được bố mẹ áp dụng ngay từ khi con còn trong bụng mẹ. Phương pháp này được xây dựng nhằm mục đích giúp cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc dạy dỗ con cái từ sớm để con phát huy hết khả năng, tố chất tiềm ẩn đồng thời giúp con có nền tảng vững chắc về sức khỏe, trí tuệ, nhân cách.
Khoa học đã chứng minh giai đoạn từ 0 – 6 tuổi não bộ của trẻ phát triển nhanh và mạnh mẽ, đây là giai đoạn lý tưởng để tiếp thu một cách tốt nhất trong cuộc đời mỗi con người. Từ 0 – 6 tuổi là thời điểm trẻ luôn muốn khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh. Đối với trẻ con không có khái niệm khó hay dễ chỉ có thích hay không thích. Chính vì vậy nhiệm vụ của cha mẹ là tạo hứng thú trong các hoạt động để kích thích tính tò mò, khám phá ở con. Từ 3 – 7 tuổi não bộ của trẻ phát triển gần như hoàn toàn, nếu bỏ qua giai đoạn này thì tiềm năng não bộ của trẻ sẽ giảm dần theo thời gian.
Lợi ích của việc giáo dục sớm là gì?
Giáo dục cho con từ sớm mang lại nhiều lợi ích không ngờ:
- Giáo dục từ sớm giúp kích thích não bộ của bé phát triển vượt trội so với tiềm năng vốn có.
- Khi bé được khám phá, tiếp xúc với môi trường xung quanh từ sớm sẽ làm tăng sự tư tin, linh hoạt hơn.
- Phát hiện ra sở trường của bé để từ đó giúp nuôi dưỡng đam mê, sở thích trong tương lai.
- Trẻ biết cách vận dụng, chuyển hóa kiến thức vào thực tế cuộc sống.
- Góp phần xây dựng tính tự lập cho trẻ ngay từ nhỏ.
- Hình thành thói quen sống có mục đích và định hướng rõ ràng.
- Hình thành nhân cách, dạy trẻ biết yêu thương, đồng cảm với mọi người.
Ngoài ra còn vô vàn lợi ích khác từ việc giáo dục sớm cho con mà chưa được kể đến. Điều quan trọng nhất là bố mẹ phải biết cách khơi gợi hứng thú, khả năng tiềm ẩn của bé để từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp.
>> Xem thêm: Cách học giỏi toán cho bé 4 tuổi
Các phương pháp giáo dục sớm hiệu quả nhất hiện nay.
Phương pháp Montessori – Coi trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ. Phương pháp Montessori nhấn mạnh tầm quan trọng của tính chủ động, khơi gợi tiềm năng ở trẻ. Người lớn chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn chứ không can thiệp quá sâu cũng không áp đặt quan điểm, cách nhìn của mình đối với bé. Trẻ sẽ được học cách tự chăm sóc bản thân từ những việc nhỏ nhặt nhất như tự rửa tay, thay quần áo, sắp xếp đồ dùng gọn gàng, … Kiến thức về tự nhiên và xã hội được trẻ lĩnh hội thông qua các giáo cụ quy chuẩn dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Kết quả phương pháp này mang lại cho trẻ khả năng tự lập cao, ham học hỏi.
Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman – Cha mẹ sẽ là người thầy đầu tiên của con. Với phương pháp này trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ và hình thành năng lực vượt qua nghịch cảnh. Glenn Doman cung cấp các bài tập vận động dành cho trẻ từ khi mới chào đời đến khi bé 6 tuổi. Ngoài ra, phương pháp còn khuyến khích bố mẹ nên tạo thói quen đọc sách cho con từ nhỏ.
Reggio Emilia – Phương pháp xây dựng trên sự tò mò của trẻ về thế giới xung quanh. Trẻ được tự do khám phá, thể hiện trí tưởng tượng phong phú thông qua các trò chơi. Phương pháp này khuyến khích, tạo điều kiện để bé tự giải quyết vấn đề, thể hiện ý tưởng, cảm xúc của bản thân. Giáo viên sẽ giữ vai trò hỗ trợ, quan sát và ghi lại thông tin.
Phương pháp giáo dục Waldorf Steiner không chú trọng nhồi nhét kiến thức. Trẻ tới lớp phần lớn là chơi, vẽ tranh, học nhạc, tiếp xúc thiên nhiên… Steiner hướng người học trở thành những con người cá nhân tự do, có đam mê và lý tưởng sống.Phương pháp giáo dục sớm Steam – giải pháp cho sự phát triển toàn diện về mọi mặt (Khoa học, công nghệ, nghệ thuật, toán học), đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở Mỹ. Đặc điểm tư duy của trẻ là trực quan vì thế khi cho trẻ quan sát một sự việc chúng ta sẽ chỉ đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Hãy cho trẻ trải nghiệm, để trẻ khám phá thế giới tự nhiên theo cách mà chúng muốn.