BA MẸ BÌNH YÊN, CON HẠNH PHÚC!

Hạnh phúc là yếu tố giúp con người cân bằng và nâng cao giá trị cuộc sống. Sự gắn kết với cha mẹ không chỉ mang đến cảm giác an toàn cho trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời mà còn là hành trang tạo dựng nên những giá trị lâu dài trong cuộc sống sau này.

MỘT GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC MANG LẠI CHO CON ĐIỀU GÌ?

Gia đình hạnh phúc là như thế nào? Đó là nơi có các thành viên quan tâm nhau vô điều kiện, luôn dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất, trẻ được dạy dỗ về các giá trị nhân văn, về mối quan hệ ruột thịt quý giá hơn bất cứ điều gì trong cuộc sống. 

Hơn thế, trong mỗi gia đình, bên cạnh quan hệ cha mẹ – con cái còn có quan hệ vợ chồng. Văn hóa trong gia đình nói chung, quan hệ vợ chồng nói riêng đều có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình. Bầu không khí tâm lý – đạo đức của gia đình tác động trực tiếp đến nếp nghĩ, lối sống của trẻ. Mọi xung khắc của các cá nhân trong gia đình, nhất là giữa ba và mẹ, đều ảnh hưởng đến con cái. Trong nếp nghĩ của trẻ nhỏ luôn lưu giữ hình dáng, lời ăn tiếng nói của cha mẹ.

Trẻ con may mắn sinh ra trong một gia đình hạnh phúc sẽ có đầy đủ điều kiện để trở thành người giàu có về tình cảm và tư duy nhân đạo. Khi trẻ cảm nhận được đủ đầy sự yêu thương của mọi người trong gia đình, trẻ sẽ có trái tim nồng hậu, và ước muốn đối đãi với những người xung quanh bằng một tình cảm chân thành như vậy. Đó là khi gia đình đã ươm trồng thành công một hạt giống tốt. Đây là điều mà những đứa trẻ lớn lên trong gia đình thiếu vắng tình thương sẽ không hiểu được. Nếu trẻ có tuổi thơ không trọn vẹn, dễ dẫn đến tâm lý hằn học và cảm giác bị ức hiếp, luôn đòi hỏi được nhận lại trước. 

“Bạn chỉ có thể cho đi những gì mà bạn có”   (Dr. Nguyễn Duy Cương)

 

BA MẸ CÁU GẮT, CON CÓ BÌNH YÊN?

Khoa học đã chứng minh mẹ bầu cáu gắt có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ cáu gắt hoặc khóc lóc, buồn tủi trong thai kỳ, bào thai dễ bị ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và hệ thần kinh của trẻ. Đặc biệt, con sinh ra dễ mắc chứng chậm phát triển, tự kỷ…Khi mẹ bầu bị nóng giận hay căng thẳng, cơ thể liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine. Hai loại hoóc-môn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm họ dễ trở nên bồn chồn, kích động. Theo các chuyên gia, hai loại hoóc-môn này có thể “lây” qua thai nhi thông qua nhau thai. Nó làm hệ thần kinh của trẻ không được ổn định, và nguy cơ mắc chứng tăng động cũng cao hơn hẳn.

Một thực tế là tình yêu, sự quan tâm của người cha cũng rất quan trọng với sự phát triển của trẻ, và đôi khi còn nhiều hơn thế. Tình yêu của bố sẽ giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn, đồng thời cải thiện cảm xúc và sức khỏe của trẻ. Trẻ có cha hay cáu gắt, thường có tâm lý lo sợ, nhút nhát; cha hay bạo hành với mẹ, em bé nam lớn lên sẽ có thói quen bạo hành bạn gái, vợ mình; em bé gái thì dễ đồng ý với việc bị bạn nam hay chồng bạo hành vì chứng kiến điều này trong gia đình từ nhỏ. 

 

CHA MẸ CÃI NHAU, AI TỔN THƯƠNG NHIỀU NHẤT?

Một em bé phải chứng kiến cảnh cha mẹ không hòa thuận, liệu em bé đó có còn vui vẻ, ngây thơ, có còn muốn trở về nhà? Mỗi đứa trẻ sinh ra cũng như một con chim và gia đình là chiếc tổ, con chim luôn tìm về tổ, con trẻ cũng luôn muốn trở về nhà. Nếu gia đình là tổ ấm, tràn đầy yêu thương thì dù có xa xôi cách trở thế nào con cũng sẽ quay về nhà. Nhưng nếu một gia đình không hòa thuận, cha mẹ thường cãi vã, , một gia đình mà con không cảm nhận được yêu thương thì đó là một cái tổ lạnh lẽo. Đứa trẻ sẽ cảm thấy cô đơn, buồn bã trong chính căn nhà của mình.  

Ba mẹ có biết chính sự mâu thuẫn của mình đã làm tổn hại đến con như thế nào không? Nó khiến con trở nên ít nói hơn, ít cười hơn, trầm lặng hơn. Thậm chí, con có thể mang những nỗi đau và ám ảnh tình thần nặng nề mãi về sau. Vì vậy, cha mẹ sinh con ra, hãy cho con một tổ ấm, cho con một nơi để quay về. 

 

LÀM SAO ĐỂ CÙNG CON HẠNH PHÚC VÀ BÌNH YÊN

Giữa cuộc sống bộn bề, các bậc cha mẹ thường có xu hướng cuốn theo công việc mà quên mất rằng tuổi thơ con cũng sẽ dần trôi qua theo năm tháng. Guồng quay của công việc không bao giờ dừng lại cũng như tuổi thơ con đã qua đi sẽ không quay lại lần thứ hai. Cha mẹ nên tìm cách cân đối giữa công việc và gia đình để ở bên con nhiều nhất có thể.

Sự kết nối giữa cha mẹ và con cái có thể đến từ những hành động giản dị và gần gũi như những bữa cơm gia đình đông đủ thành viên, cho đến những chuyến du lịch bỏ sau lưng mọi lo toan của cuộc sống. Những bữa ăn vui vẻ, tràn ngập không khí gia đình không chỉ giúp trẻ học tập tốt hơn mà còn là tiền đề hình thành nên nhân cách tốt, tạo lập thói quen gắn kết và quan tâm đến mọi người.

Cùng con đọc sách, nghe nhạc hay học một môn nghệ thuật nào đó cũng là cách để gắn kết không khí gia đình, tìm sự bình yên trong tâm hồn mỗi thành viên. Chỉ khi ba mẹ thực sự vui vẻ, bình yên, đối xử với nhau và mọi người chan hòa, các con mới thật sự hạnh phúc. 

Trong khóa học Cửa Sổ Vàng chuyên sâu của Dr. Nguyễn Duy Cương, cha mẹ sẽ được “thôi miên”, chữa lành những vết thương trong quá khứ, để hiện diện bên con luôn bình an và hạnh phúc! Chúc ba mẹ và các em bé Cửa Sổ Vàng luôn tràn ngập niềm vui!

Related posts