Phụ nữ mang thai ăn gì để nhiều sữa mà không lo bị tăng cân?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy làm thế nào để cung cấp đầy đủ sữa cho con bú nhưng không bị “phát phì”? Hãy cùng bài viết tìm hiểu nhé!

Nên chuẩn bị “sữa mẹ” từ khi trẻ còn trong bụng

Bước vào gia đoạn giữa thai kỳ, sữa non bắt đầu tiết ra do sự thay đổi của các hormone. Từ tháng thứ 7 – 8, nhiều bà mẹ có thể vắt sữa non dự trữ sẵn cho con. Tuy nhiên, có trường hợp cơ thể bà bầu quá nhạy cảm, dẫn đến co thắt dạ con và sinh non. Do đó, muốn có nhiều sữa từ khi mang thai, mẹ nên chuẩn bị thật kĩ lưỡng để cơ quan sản xuất sữa hoạt động tốt nhất.

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Ăn các loại thực phẩm tự nhiên như nghệ, tỏi, rau mùi (ngò) để tăng sức đề kháng và thanh lọc cơ thể. Đồng thời, bạn nên sử dụng những nguồn nguyên liệu ít chứa chất bảo quản, phụ gia, hóa chất giúp tăng chất lượng sữa, bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.

Không sử dụng các hóa chất độc hại

Các chất độc hại gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể người mẹ, khiến thai nhi bị dị tật. Bạn nên chọn những loại rau củ không sử dụng thuốc trừ sâu và trồng theo phương pháp hữu cơ. Ngoài ra, tránh dùng các loại đồ nhựa có chứa chất BPA, mỹ phẩm hoặc những thực phẩm có paraben.

Chuẩn bị vật dụng cần thiết và kế hoạch sinh nở kỹ lưỡng

Chị em phụ nữ nên trang bị các bộ áo ngực giúp nâng đỡ ngực, tránh trường hợp ngực căng sữa, bầu ngực không ở đúng tư thế dễ gây hiện tượng tắc sữa. Đồng thời, mẹ dùng máy hút và túi trữ sữa để kích thích tuyến sữa ngay khi bé chào đời.

Trong khoảng 40 giờ sau sinh, lượng hormone kích thích sữa mẹ sẽ hoạt động mạnh. Đây là thời điểm tốt nhất để tạo nguồn sữa cho con. Vì vậy, bà bầu hãy ghi chú và lập kế hoạch sinh nở cẩn thận, chu đáo để nắm bắt được thời cơ thích hợp.

Ăn gì để có nhiều sữa nhưng không béo?

Muốn sữa ra đều đặn và chất lượng, bà bầu nên ăn uống hợp lý, khoa học và làm phong phú nguồn thực phẩm để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể người mẹ mà không sợ bị tăng cân. Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp chị em vừa có nhiều sữa vừa giữ được cơ thể nuột nà.

Canh đu đủ

Đu đủ chứa nhiều dưỡng chất như protein, chất béo và các loại vitamin A, B, C, D, E… rất tốt cho cơ thể phụ nữ mang thai.

Thịt bò

Trong quá trình sinh con, người mẹ mất khá nhiều máu. Nguồn dự trữ sắt hoạt động quá tải, dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, uể oải, mệt mỏi. Để khắc phục hiện tượng thiếu máu sau sinh, bạn nên chuẩn bị thực đơn có các loại thực phẩm như các loại đậu, đỗ, đặc biệt là thịt bò. Những thành phần chứa trong thịt bò, bao gồm chất đạm, vitamin B12, B2, bổ sung máu (sắt), lợi sữa, có lợi cho việc hồi phục sức khỏe sau quá trình “vượt cạn” của người mẹ.

Hoa chuối

Hoa chuối là thực phẩm vô cùng hiệu quả với chị em phụ nữ trong giai đoạn cho con bú. Các bà bầu hãy lấy hoa chuối luộc chín hoặc trộn nộm hoa chuối  với vừng rang, lạc rang để ăn. Món ăn này cực kỳ tốt và đem lại nguồn sữa dồi dào cho người mẹ.

Hạt bí

Hạt bí là một trong những nguyên liệu giúp ích cho việc sản sinh ra sữa mẹ. Vào buổi sáng và buổi tối, bạn hãy thưởng thức nhân hạt bí. Hãy kiên trì trong một tuần, mẹ sẽ thấy ngay hiệu quả đấy.

Rau đay và rau khoai lang

Mẹ muốn tăng cường lượng sữa cho con bú nên ăn 150 – 200g rau đay trong bữa ăn chính vào tuần đầu tiên sau sinh. Thời gian sau, mẹ chỉ cần ăn 200 – 250g hai lần mỗi tuần, giúp chất béo trong sữa tăng lên đáng kể.

Riêng rau lang giúp nhuận tràng, lợi sữa nên bạn đem chúng luộc hoặc xào ăn hằng ngày.

Nước

Khi cho con bú, mẹ nên uống 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo lượng sữa tiết ra đều đặn và nguồn năng lương trong cơ thể ở trạng thái dồi dào. Mẹ kiểm tra cơ thể thiếu nước bằng cách xem màu nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm, bạn đang bị mất nước trầm trọng, cần nạp nước ngay nhé!

Hi vọng bài viết này đã mang lại những kiến thức hữu ích cho chị em. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!

Nguồn: Sưu tầm

Related posts