Kỳ vọng của cha mẹ đôi khi là áp lực của con cái
Tại sao nuôi con đừng kỳ vọng? Khi nuôi dạy trẻ, cha mẹ thường đặt kỳ vọng quá nhiều vào con. Cha mẹ đề ra những mục tiêu mà con cần đạt được liệu có đúng đắn? Những kỳ vọng đó đã vô hình chung gây căng thẳng đến con.
Bất kì bậc phụ huynh nào cũng có thể đặt hy vọng, niềm tin vào con cái. Tuy nhiên, khi kỳ vọng quá cao xa, cha mẹ lại vô tình tạo áp lực khiến trẻ rơi trầm cảm, bế tắc thậm chí là dẫn đến tự tử.
Thực trạng hiện nay của những ông bố bà mẹ khi nuôi con
Bạn thường hay băn khoăn, lo lắng và đặt ra những câu hỏi như “Bước sang tháng thứ 11 mà con vẫn chưa biết đi”, “Con đã được 10 tháng nhưng chưa mọc răng”, “Con đi học trung tâm ngoại ngữ được 4 -5 tháng, con chỉ mới bập bẹ được mấy câu đơn giản”. Hàng loạt những thắc mắc đấy của cha mẹ là sự kỳ vọng thái quá vào con cái.
Khi các bậc cha mẹ không hài lòng về bản thân hoặc không thực hiện được ước mơ thì họ dành ước mơ, hoài bão và truyền đam mê đó cho con. Tuy nhiên, sở thích của bố mẹ chưa hẳn là điều con muốn. Đôi khi phản tác dụng, gây áp lực với trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ chịu áp lực từ xã hội nên kỳ vọng vào con. Khi có ai đó hỏi thăm con bạn học trường gì hoặc so sánh con với những anh chị em trong dòng họ, con người hàng xóm. Do cha mẹ lo lắng về tương lai, sợ con vấp ngã, thất bại hay không vượt qua cuộc sống cạnh tranh khốc liệt, thường thúc ép con trong việc học hành.
>> Xem thêm: Gặp người phụ nữ hai con đi “học làm mẹ” với bức tâm thư khiến nhiều bậc phụ huynh thức tỉnhKỳ vọng nhiều, con có phát triển như mong muốn?
Nếu bạn có những kỳ vọng dành cho con thực tế và ở mức khuyến khích thì nó vô cùng tốt. Cha mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong cách nuôi dạy con khi đặt quá nhiều kỳ vọng cao vời vợi lên trẻ. Theo một nghiên cứu, cha mẹ đặt kỳ vọng quá cao có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm lý bình thường của con. Hãy để trẻ tự do sáng tạo, theo đuổi mục tiêu và làm những điều mình thích thì trẻ sẽ thành công, có cuộc sống hạnh phúc trong tương lai.
Bạn chỉ nên khuyến khích, tạo cho con thêm động lực học tập, không nên đề ra những mục tiêu để áp đặt lên con và bắt chúng phải thực hiện bằng được.
Theo thống kê, có hơn khoảng 60% người trẻ sau khi tốt nghiệp phổ thông đều học những ngành nghề mà cha mẹ mong muốn. Trong đó, 90% sinh viên khi bước vào đại học năm 2 thì bắt đầu hoang mang, lo lắng và không chắc chắn về tương lai của bản thân.
Phương pháp nuôi dạy trẻ thành công
Cha mẹ hãy ngừng than vãn về việc con chưa đạt được mục tiêu mà mình đặt ra, đừng tạo áp lực khiến trẻ cảm thấy chơi vơi, bế tắc trong chính vòng tay của bố mẹ. Muốn con thành công, các bậc phụ huynh nên đề cao sự nỗ lực của con, chứ không phải xoáy sâu vào thành tích.
Các gia đình có con nhỏ bước vào giai đoạn ăn dặm, bạn nên quan sát kỹ lưỡng xem trẻ thích ứng với món ăn ra sao, hào hứng và phấn khởi khi thử món ăn mới như thế nào thay vì nhìn chăm chăm bé ăn được bao nhiêu thức ăn. Trẻ sẽ học cách nhận biết về thức ăn trước khi thưởng thức chúng.
Khi dạy con học toán, bạn cho trẻ thời gian suy nghĩ, đóng góp ý kiến và khuyến khích trẻ đưa ra hướng giải quyết. Bạn đừng thúc ép con phải làm thật nhiều bài toán. Hay lúc học tiếng Anh, cha mẹ nên cùng trẻ hoàn thành bài tập, cùng học từ vựng với trẻ và thi nhau lần lượt nói những từ đã học. Lúc trẻ làm sai, cha mẹ hãy giải thích, phân tích nguyên nhân cho trẻ hiểu. Bạn chỉ đánh và la mắng khiến trẻ và bạn không thể hiểu nhau.
Nếu muốn con thành công, cha mẹ nuôi con đừng kỳ vọng quá cao tạo áp lực, hãy để con phát triển một cách tự nhiên và lạnh mạnh, đúng với độ tuổi của trẻ nhé!
Nguồn: Sưu tầm